Môi trường làm việc của Bartender là các Nhà hàng, Khách sạn, Resort, quán Bar, Pub và các cơ sở dịch vụ ăn uống khác. Môi trường làm việc của Bartender được xếp hạng trong top những môi trường năng động, hiện đại, được thế hệ các bạn trẻ yêu thích.
Môi trường làm việc của Bartender rất đa dạng
Không còn lạ lẫm như những năm đầu khi nghề Bartender mới du nhập vào Việt Nam, Bartender hiện nay đã trở thành một nghề thu hút nhiều người. Tính chất công việc sáng tạo, môi trường làm việc năng động, mức lương hấp dẫn và cơ hội thăng tiến cao là những yếu tố khiến nghề Bartender trở thành lựa chọn của nhiều người.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa hiểu hết về nghề Bartender. Họ cho rằng học Bartender xong sẽ không có nhiều cơ hội phát triển, Bartender chỉ có thể làm việc tại quán Bar, Pub – nơi có môi trường làm việc phức tạp. Liệu tình hình thực tế có đúng như vậy không? Hãy cùng Dạy Pha Chế Á Âu đi tìm câu trả lời nhé.
Nghề Bartender Là Gì?
Bartender là gì? Bartender là người pha chế rượu và các đồ uống có cồn. Với đặc thù công việc này, Bartender là người am hiểu về rượu, bia như: Whisky, Brandy, Vodka, Tequila, Rum, rượu vang, rượu mùi và các loại đồ uống có cồn khác. Bartender thành thạo các kỹ thuật pha chế chuyên nghiệp như: Shaking, Rolling, Building, Blending, Flaming, Domino, Stiring…
Bartender là người pha chế đồ uống có cồn
Bartender – Người Gieo Niềm Vui Bằng Món Cocktail Cuốn Hút
Quá trình pha chế đồ uống được các Bartender biến thành phần trình diễn nghệ thuật đặc sắc. Những kỹ thuật được sử dụng trong pha chế như: kỹ thuật tung hứng, tạo hiệu ứng domino, sử dụng shaker bằng cả hai tay, đốt lửa… không chỉ giúp đồ uống thơm ngon hơn và còn khơi dậy hứng thú và mang đến niềm vui cho khách hàng.
Đồng thời, sự khéo léo trong giao tiếp và tính cách thân thiện, duyên dáng, Bartender có thể giúp khách hàng cảm thấy vui vẻ. Khả năng nắm bắt tâm lý và sở thích của khách hàng giúp Bartender gợi ý những món đồ uống hợp khẩu vị và tâm trạng của khách. Trong những trường hợp đặc biệt, Bartender trở thành người lắng nghe tâm sự và góp phần giúp khách hàng giải tỏa tâm trạng. Chính vì thế Bartender thường được xem là trung tâm của quầy Bar, góp phần giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân khách hàng lâu dài.
Những màn biểu diễn của Bartender mang đến trải nghiệm thú vị cho khách hàng
Bartender – Bậc Thầy Của Sự Khéo Léo Và Sáng Tạo
Khi học nghề Bartender, bạn không chỉ được học công thức pha chế các loại cocktail kinh điển trên thế giới mà còn nắm được phương pha chế đồ uống có cồn khoa học. Kết hợp sự am hiểu về đặc điểm, tính chất của các thành phần nguyên liệu với phương pháp pha chế, bạn có thể sáng tạo ra thức uống mới, tạo dấu ấn riêng và tìm được chỗ đứng vững chắc trong nghề Bartender. Thức uống “signature drink” sẽ giúp Bartender mang đến cho khách hàng những trải nghiệm vị giác tuyệt vời nhất.
Những thức uống “signature drink”
giúp Bartender có chỗ đứng vững chắc trong nghề
Bartender không ngừng trau dồi kiến thức, tìm hiểu đa dạng các loại nguyên liệu để rèn luyện khả năng sáng tạo. Bên cạnh tham gia các khóa học Bartender chuyên nghiệp, bạn có thể học hỏi kinh nghiệm pha chế từ những người đi trước, đọc thêm sách, báo… Bartender là những người không ngại đổi mới và khó khăn để cho ra đời những sản phẩm với chất lượng hoàn hảo phục vụ khách hàng.
Bartender không ngại đổi mới để sáng tạo thức uống
Đa Dạng Môi Trường Làm Việc, Nhiều Cơ Hội Phát Triển
Ngành F&B tại Việt Nam đang bước vào thời kỳ phát triển bùng nổ. Thống kê của Bộ Kế hoạch Đầu tư cho thấy, Việt Nam hiện có đến 540.000 cửa hàng ăn uống. Trong đó, có khoảng 430.000 cửa hàng nhỏ, 7.000 nhà hàng thức ăn nhanh, 22.000 cửa hàng cà phê, các quầy bar và trên 80.000 nhà hàng được đầu tư cách bài bản. Dự báo tương lai, tốc độ tăng trưởng ngành F&B 18% trên năm.
Dó đó, ngành F&B có nhiều dư địa để phát triển, kèm theo là nhu cầu tuyển dụng nhân sự cũng tăng cao. Điều này đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho các nghề trong nhóm ngành Dịch vụ Ẩm thực – Nhà hàng – Khách sạn như: Barista, Bartender, Đầu bếp, Chuyên gia Làm bánh, Quản trị Nhà hàng, Khách sạn…
Nghề Bartender trở thành lựa chọn của nhiều bạn trẻ khi đứng trước ngưỡng cửa chọn nghề. Sau khi hoàn thành khóa học Bartender, bạn có thể ứng tuyển vào đa dạng môi trường làm việc như:
- Quán Bar
- Pub
- Club
- Quầy Bar trong nhà hàng, khách sạn, khu nghĩ dưỡng…
- Hoặc bạn có thể vận dụng kiến thức pha chế, trau dồi kỹ năng kinh doanh để xây dựng một thương hiệu đồ uống của riêng mình
Khi có cơ hội làm trong môi trường làm việc của Bartender chuyên nghiệp, đồng nghĩa bạn sẽ có thêm được nhiều cơ hội phát triển và thăng tiến trong nghề, chinh phục các vị trí cao: Bar trưởng, Giám sát Bộ phận Pha chế, Quản lý Bộ phận Pha chế, Quản lý Bộ phận Ẩm thực, Giám đốc Bộ phận Dịch vụ Ẩm thực với mức thu nhập hấp dẫn có thể lên đến trên 1300 USD/tháng.
Học nghề Bartender bài bản giúp bạn theo nghề vững chắc
Sau bài viết này chắc hẳn các bạn sẽ không còn lo ngại về câu hỏi “Bartender làm việc ở đâu?”, “Môi trường làm việc của Bartender như thế nào?”. Nếu bạn yêu thích công việc pha chế đồ uống có cồn của Bartender, đừng ngần ngại gửi thông tin đến để chúng tôi tư vấn. Khóa học Bartender chuyên nghiệp giúp bạn chắc kiến thức, vững kỹ năng, đáp ứng được tiêu chí tuyển dụng khắt khe của các doanh nghiệp.
Ngoài ra, mời các bạn khám phá thêm về tương lai phát triển nghề Bartender tại Việt Nam ngay nhé.
Ý kiến của bạn