Tìm Hiểu Công Việc Của Quản Lý Bộ Phận Pha Chế – Beverage Manager

Quản lý Bộ phận Pha chế là một trong những vị trí làm việc có thu nhập ổn định, đa dạng môi trường làm việc và nhiều cơ hội thăng tiến trở thành Quản lý Nhà hàng – Bar. Để tìm hiểu cụ thể công việc của Quản lý Bộ phận Pha chế là gì? Nhiệm vụ của họ như thế nào? Mời bạn cùng Dạy Pha Chế Á Âu tham khảo tại bài viết này nhé.

quản lý bộ phận pha chế

Quản lý Bộ phận Pha chế đòi hỏi kinh nghiệm làm việc từ 5 năm trở lên

Quản Lý Bộ Phận Pha Chế Là Ai?

Quản lý Bộ phận Pha chế là người chịu trách nhiệm quản lý về tất cả dịch vụ phục vụ thức uống và hoạt động của bộ phận pha chế. Trong những quầy bar lớn, người Quản lý Bộ phận Pha chế cũng được gọi là Quản lý Bar.

Bên cạnh việc am hiểu và có kiến thức sâu rộng về các loại đồ uống bao gồm các loại rượu, bia và thức uống có cồn, Quản lý Bộ phận Pha chế còn đảm nhiệm vị trí đối nội, xây dựng mối quan hệ tốt với các bộ phận khác và khách hàng.

Một Ngày Làm Việc Của Quản Lý Bộ Phận Pha Chế Như Thế Nào?

Đối với vị trí Quản lý Bộ phận Pha chế, công việc của bạn sẽ bắt đầu trước khi quán chưa mở cửa đón khách. Bạn phải đảm bảo số lượng các đơn hàng nhập nguyên liệu trong ngày. Đồng thời, bạn cũng là người phân chia công việc cho từng nhân viên vào ngày hôm trước, để nhân viên chủ động làm việc.

Quản lý Bộ phận Pha chế còn kiểm tra và chịu trách nhiệm về chất lượng các loại thức uống phục vụ khách. Bằng kinh nghiệm đã trải qua ở các vị trí pha chế trước khi làm Quản lý Bộ phận Pha chế, bạn sẽ giám sát và đánh giá hiệu quả làm việc của từng nhân viên một cách dễ dàng. Nếu trong quầy bar có nhân viên mới, Quản lý Bộ phận Pha chế là người training, hướng dẫn họ làm quen tiến độ công việc, môi trường làm việc mới.

kiểm soát và chịu trách nhiệm

Kiểm soát và chịu trách nhiệm về năng suất làm việc của nhân sự

Để đảm bảo hoạt động của quầy bar diễn ra suôn sẻ, Quản lý Bộ phận Pha chế cùng với Quản Lý Bộ phận Ẩm thực lập chiến lược kinh doanh, đảm bảo ngân sách và doanh thu cho quầy bar theo tháng, quý và năm. Đồng thời, họ phải có kiến thức về vệ sinh an toàn theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, cập nhật những thủ tục giấy tờ liên quan đến hoạt động kinh doanh bar.

sáng tạo nên đồ uống

Quản lý Bộ phận Pha chế còn sáng tạo nên đồ uống của riêng mình

Cuối ngày làm việc, Quản lý Bộ phận Pha chế thống kê lại số lượng nguyên liệu tồn kho, điều phối nhân viên dọn dẹp vệ sinh. Những ngày cuối tháng, bạn còn làm báo cáo đánh giá hiệu quả năng suất làm việc của nhân viên, cũng như các bao cáo tình hình doanh thu, đề xuất công việc… với chủ kinh doanh hoặc Quản lý Bộ phận Ẩm thực.

Những Hành Trang Để Trở Thành Quản Lý Bộ Phận Pha Chế

Nếu Bartender là người nghệ sĩ thổi hồn vào các món thức uống cần có sự sáng tạo và tỉ mỉ, thì Quản lý Bộ phận Pha chế không chỉ có kinh nghiệm chuyên môn về thức uống, cảm nhận về mùi hương và vị giác chuẩn về các loại thức uống khác nhau, mà còn có kỹ năng quản lý.

Thứ nhất là kỹ năng quản lý nhân sự để đảm bảo số lượng nhân viên làm việc, điều phối hoạt động và phát triển chuyên môn. Tiếp đến là kỹ năng giải quyết vấn đề, đàm phán thương lượng sẽ hỗ trợ rất nhiều cho công việc của bạn. Bởi vì bạn không thể tránh khỏi việc trực tiếp giải quyết những phàn nàn của khách hàng, tình huống quầy bar… Do đó, để trở thành một Quản lý Bộ phận Pha chế chuyên nghiệp, bạn cần tích lũy những kiến thức chuyên môn, cũng như học hỏi các kỹ năng ngay từ bây giờ.

Đến với khoá học Bar Trưởng và Khởi sự Kinh doanh Nhà hàng – Cafe tại Dạy Pha Chế Á Âu (DPCAAu), bạn được cung cấp đầy đủ kiến thức về ngành Pha Chế lẫn kỹ năng quản lý để đáp ứng các môi trường làm việc ngành F&B hiện nay. Ngoài ra, lớp học áp dụng phương pháp học hai chiều, học viên được thực hành thường xuyên, thuyết trình những ý tưởng kinh doanh/quản lý và giảng viên là các chuyên gia ngành F&B sẽ chia sẻ những kinh nghiệm giúp học viên trau dồi kiến thức – kỹ năng.

Để tìm hiểu cụ thể về các khoá học trên, mời bạn liên hệ đến hotline 1800 6148 (miễn phí cước gọi) hoặc điền thông tin vào mẫu đăng ký bên dưới để DPCAAu hỗ trợ tư vấn nhé.

Ở bài viết tiếp theo, mời bạn tham khảo bài viết về vị trí quản lý ẩm thực tại website của chúng tôi ngay nhé.

Điểm: 4.8 (10 bình chọn)

Tác giả: Phung Phuoc Nhan

Phùng Phước Nhân đã từng đảm nhiệm vị trí Bar trưởng (head Bartender), quản lý Bar ở các nhà hàng – khách sạn tại TP. Hồ Chí Minh. Với kinh nghiệm thực tế của Phùng Phước Nhân sẽ mang đến các công thức pha chế đồ uống như cocktail, rượu,.... Hãy cùng theo dõi nhé.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn