Những Điều Cần Biết Về Vị Trí Quản Lý Bộ Phận Ẩm Thực (Nhà Hàng – Bar)

Trong lộ trình ngành pha chế, vị trí Quản lý Nhà hàng – Bar/Quản lý Bộ phận Ẩm thực là một trong những vị trí đáng mơ ước của những ai đang theo đuổi nghề pha chế nói riêng, ngành F&B nói chung. Vậy để trở thành người quản lý chu toàn, thấu đáo và có trách nhiệm bằng cách nào? Vị trí này đòi hỏi và yêu cầu như thế nào? Cùng Dạy Pha Chế Á Âu tìm hiểu ngay nhé.

trở thành nhà quản lý

Trở thành nhà quản lý chuyên nghiệp có khó như bạn nghĩ?

Quản Lý Bộ Phận Ẩm Thực Là Gì?

Quản lý Bộ phận Ẩm thực hay còn gọi là Quản lý Nhà hàng – Bar đều là những người chịu trách nhiệm vận hành hiệu quả và mang lại lợi nhuận cho nhà hàng, quán bar nơi mình làm việc. Chức vụ này tên tiếng Anh có nghĩa là F&B Manager.

Công việc của Quản lý Bộ phận Ẩm thực là bao quát tất cả hoạt động của nhà hàng bao gồm các khâu chuẩn bị thực phẩm đảm bảo chất lượng, dịch vụ khách hàng, giải quyết khiếu nại, đào tạo nhân viên mới… Bên cạnh đó, họ còn là người có tố chất lẫn kỹ năng cần thiết để giải quyết tốt các công việc của một người quản lý. Quản lý Bộ phận Ẩm thực là một trong những vị trí trong lộ trình nghề nghiệp ngành Pha Chế có mức thu nhập đáng mơ ước khoảng 24 triệu/tháng trở lên.

Nhiệm Vụ, Công Việc Quản Lý Bộ Phận Ẩm Thực

– Quản lý thức uống, đảm bảo chất lượng trong quầy bar: biết xây dựng các tiêu chuẩn nguyên vật liệu, hàng hoá đầu vào, tiêu chuẩn các đồ uống hay kiểm soát các Bartender thực hiện đúng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như đảm bảo chất lượng và trình bày đẹp mắt sản phẩm đồ ăn, thức uống.

– Kết hợp với Bếp trưởng Điều hành trong việc thiết kế và xây dựng thực đơn cho các Nhà hàng khác nhau và cho các dịp lễ đặc biệt.

ngườn quản lý nhà hàng quán bar

Người quản lý nhà hàng/quán bar cần trang bị kỹ năng và kiến thức về pha chế

– Quản lý hàng hoá quầy bar: bao gồm việc lên danh sách và yêu cầu đặt hàng cho bar hàng ngày và tổ chức nhận hàng từ kho theo quy trình quản lý hàng hoá kho.

– Quản lý tài sản, công cụ quầy bar: kiểm tra dụng cụ, bảo quản tài sản, đề xuất mua dụng cụ, công cụ.

– Quản lý nhân sự quầy bar: tuyển dụng, đào tạo, đánh giá nhân viên, Bartender…

– Điều hành hoạt động quầy bar: Sắp xếp lịch và bố trí công việc cho các nhân viên trong bar, giải quyết các sự việc phát sinh liên quan hàng ngày, giám sát và phân bổ cho nhân viên thực hiện công việc.

– Quản lý tài chính bộ phận ẩm thực sử dụng đúng mục đích.

Ngoài ra, Quản lý Bộ phận Ẩm thực sẽ làm việc trực tiếp với các bộ phận khác và đối tác để xây dựng các chiến lược phát triển doanh thu nhà hàng, quán bar…

Làm Thế Nào Để Trở Thành Quản Lý Bộ Phận Ẩm Thực?

Để trở thành Quản lý Bộ phận Ẩm thực của nhà hàng/quán bar/quán cafe, bạn cần cân bằng giữa trái tim và khối óc. Có khối óc để có khả năng hoạch định công việc kinh doanh tường tận và sâu sắc, biết nắm bắt kịp thời các xu hướng mới trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng để thu hút khách hàng và nâng cao doanh số. Có trái tim để luôn kiêu hãnh với đặc thù công việc có tính chất thay đổi hằng ngày và không bao giờ chịu buông xuôi, chùn bước trước khó khăn thử thách trong công việc.

quản lý và đào tạo nhân sự

Quản lý và đào tạo nhân sự là một trong những công việc quan trọng

Không phải ai cũng có thể trở thành một người quản lý giỏi, để thành công đòi hỏi sự cố gắng bắt đầu từ các công việc đi từ dưới lên. Có thể là nhân viên phục vụ, nhân viên pha chế, phụ bar… tất cả những vị trí đó đều giúp họ có sự hiểu biết sâu sắc về vị trí và đặc thù công việc trong nhà hàng.

Hơn nữa, các quản lý bộ phận này thường đã được đào tạo pha chế qua trường lớp bài bản, họ sẽ có khả năng chịu được áp lực công việc và linh hoạt trong công việc. Từ đó, họ sẽ biết cách sắp xếp công việc một cách khoa học và xây dựng đội ngũ nhân viên cấp dưới làm việc nhóm hiệu quả, có trách nhiệm hơn.

Điều quan trọng là họ phải biết nuôi dưỡng các mối quan hệ với khách hàng, nhân viên và các đối tác. Việc duy trì mối quan hệ tốt sẽ giúp đảm bảo dịch vụ nhà hàng đúng chuẩn, gây ấn tượng tốt với khách hàng, tạo ra những khách hàng trung thành cũng như có những giao dịch hiệu quả hơn khi làm việc với các đối tác.

Quản Lý Bộ Phận Ẩm Thực Có Cần Kinh Nghiệm Hay Bằng Cấp Không?

Việc đạt các bằng cấp quản trị nhà hàng tại các trường đào tạo nghiệp vụ quản lý Bar – Nhà Hàng – Khách Sạn là cách thức tốt để trở thành Quản lý Bộ phận Ẩm thực. Bởi các chương trình đào tạo bao quát các hoạt động của nhà hàng sẽ giúp họ hiểu biết sâu sắc về các phương thức quản trị, khả năng quản lý tài chính và chiến lược kinh doanh.

chương trình đào tạo bar trưởng tại dpcaau

Hình ảnh lớp học chương trình đào tạo Bar Trưởng tại DPCAAu

Chính vì thế, Dạy Pha Chế Á Âu (DPCAAu) đã tích hợp và thiết kế chương trình học Bar Trưởng. Đây là khoá học giúp các học viên rút ngắn thời gian thăng tiến lên những vị trí đáng mơ ước trong lộ trình nghề nghiệp pha chế. Đồng thời, học viên được học hỏi, rèn luyện các kỹ năng chuyên môn lẫn kỹ năng quản lý như:

  • Kỹ năng giải quyết than phiền
  • Kỹ năng bán hàng
  • Kỹ năng đào tạo nghề
  • Kỹ năng làm việc nhóm
  • Cách xây dựng thực đơn
  • Cách quảng cáo và marketing trong ngành dịch vụ ẩm thực

Đặc biệt là học viên sau khi hoàn thành khoá học sẽ được cấp chứng chỉ từ Tổng Cục Giáo dục Nghề nghiệp và có giá trị trên toàn quốc. Với “tấm vé thông hành” là chứng chỉ Bar Trưởng sẽ giúp học viên thuận tiện ứng tuyển vào các nhà hàng, khách sạn chuẩn 4 – 5 sao và có cơ hội thăng tiến lên vị trí Quản lý Bộ phận Ẩm thực.

Mọi thông tin chi tiết về khoá học Bar Trưởng, mời bạn liên hệ đến hotline 1800 6148 (miễn phí cước gọi) hoặc để lại thông tin ở mẫu đăng ký bên dưới để DCPAAu hỗ trợ tư vấn nhé.

Tiếp theo, mời bạn tham khảo bài viết tuổi nghề pha chế có thật sự ngắn tại website của chúng tôi ngay nhé.

Điểm: 4.8 (10 bình chọn)

Tác giả: Phung Phuoc Nhan

Phùng Phước Nhân đã từng đảm nhiệm vị trí Bar trưởng (head Bartender), quản lý Bar ở các nhà hàng – khách sạn tại TP. Hồ Chí Minh. Với kinh nghiệm thực tế của Phùng Phước Nhân sẽ mang đến các công thức pha chế đồ uống như cocktail, rượu,.... Hãy cùng theo dõi nhé.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn