Mô hình kinh doanh quán bar, phòng trà là hình thức kinh doanh có nhiều tiềm năng thu lợi nhuận hấp dẫn nhưng không hề dễ dàng. Để có thể kinh doanh tốt mô hình này cần nhiều yếu tố khác biệt và đầu tư hơn so với những mô hình kinh doanh đồ uống khác, trong đó nhân sự quản lý giỏi là cần thiết và quan trọng để duy trì việc kinh doanh hiệu quả.
Một người quản lý giỏi chính là cốt lõi làm nên thành công trong kinh doanh quán bar, phòng trà.
Đặc điểm của mô hình quán bar, phòng trà
Với mức đầu tư và độ khó thuộc hàng top của các mô hình kinh doanh thức uống hiện nay, quán bar phòng trà có một lượng lớn các khách hàng khá tiềm năng để mở rộng và phát triển hoạt động thu lời mà không dễ gì các mô hình khác có được. Song bên cạnh đó mô hình này cũng có nhiều đặc điểm khác biệt mà người có ý định kinh doanh cần lưu ý.
Cái đầu tiên phải kể đến đó chính là thức uống, tùy mô hình kinh doanh mà bạn hướng đến, thức uống cũng từ đó mà chia ra nhiều loại có cồn hoặc không, ngoài ra cũng có thể kết hợp kinh doanh cả hai giúp thuận tiện phục vụ và làm hài lòng khách hàng. Với mô hình kinh doanh này bạn nên tạo ra những loại thức uống đặc sắc mang nét riêng của quán nhầm để gây ấn tượng và thu hút khách hàng.
Cần tạo ra những loại thức uống đặc sắc mang nét riêng của quán để thu hút khách hàng.
Đặc thù của quán bar, phòng trà chủ yếu phục vụ thức uống và âm nhạc vì thế khi đầu tư dàn âm thanh tốt chất lượng sẽ dễ dàng thu hút khách hàng. Đặc biệt bạn cũng nên lưu ý đến phần thiết kế thi công cách âm cho quán thật chuyên nghiệp và hiệu quả. Quán bar, phòng trà hoạt động chủ yếu về đêm cộng thêm việc chơi nhạc xuyên suốt nếu không cách âm tốt rất dễ ảnh hưởng đến những người xung quanh.
- Chiến dịch PR, Marketing – khi bỏ ra một số tiền lớn để kinh doanh nhưng không có quảng cáo kéo khách, không có chương trình đặc biệt, liệu khách hàng có biết đến chỗ của bạn hay không? Vì thế khi kinh doanh mô hình quán bar, phòng trà không thể thiếu PR, Marketing.
- Loại mô hình kinh doanh quán bar, phòng trà hoàn toàn khác biệt so với kinh doanh thức uống khác vì thế cũng rất dễ xuất hiện một số tình huống đặc biệt. Đối với kinh doanh cà phê hay các loại thức uống bình thường sẽ không phải xin giấy phép kinh doanh các mặt hàng rượu ngoại, rượu mạnh hay thuốc lá… còn quán bar, phòng trà có kinh doanh thì cần có giấy cũng như phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế GTGT… theo đúng quy định của pháp luật.
Ngoài ra, kinh doanh quán bar, phòng trà còn phải tuân thủ về thời gian hoạt động, diện tích hoạt động phải, đảm bảo các điều kiện về cách âm phòng chống cháy, nổ… chính vì thế người trực tiếp điều hành hoạt động hay người quản lý tại quán phải thật sự am hiểu, có trình độ và được đào tạo chuyên nghiệp mới có đủ khả năng vận hành tốt mô hình kinh doanh.
Vai trò của người quản lý giỏi trong việc vận hành mô hình quán bar, phòng trà
Một người quản lý giỏi không chỉ có thể giúp vận hành mô hình kinh doanh nhịp nhàng mà còn có thể giải quyết những vấn đề phát sinh trong khi quán bar, phòng trà hoạt động một cách hợp lý, làm hài lòng khách hàng nhất có thể. Hàng ngày người quản lý có rất nhiều công việc cần thực hiện để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp như:
- Quản lý nhân viên: người quản lý phải tham gia tuyển chọn và đào tạo nhân viên, theo dõi giám sát giờ làm của nhân viên, tổ chức họp phổ biến phân công công việc, đôn đốc nhắc nhở, động viên khen thưởng, đánh giá nhân viên.
- Giải quyết sự cố và khiếu nại của khách hàng: đối với một số trường hợp nhân viên không giải quyết được thì quản lý là người chịu trách nhiệm xử lý.
- Tài chính: quản lý là người chịu trách nhiệm theo dõi tình hình thu – chi của quán, đưa ra các giải pháp thúc đẩy doanh số cho nhà hàng.
- Quản lý tài sản, hàng hóa: kiểm tra, quản lý các dụng cụ là tài sản của nhà hàng, theo dõi việc mất mát, hư hỏng và có phương án thay thế.
- Bảo đảm vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của nhà hàng.
- Xây dựng tiêu chuẩn đồ uống, thiết kế menu quán.
- Làm báo cáo hàng ngày, báo cáo tuần, tháng, quý, năm về tình hình hoạt động của nộp cho cấp trên.
- Xây dựng mối quan hệ, đối ngoại: thiết lập, xây dựng những chương trình khuyến mãi, hậu mãi, có chiến lược chăm sóc và phát triển nguồn khách hàng; giao tiếp, xã giao, tạo không khí vui tươi, thân thiện với khách hàng và đối tác.
Người quản lý có vai trò huấn luyện và giám sát nhân viên để có thể kịp thời hỗ trợ.
Muốn làm tốt vai trò của mình người quản lý cũng cần có một số kiến thức nhất định như marketing cơ bản, hoạch định tài chính, quản lý – lãnh đạo, ứng xử – giao tiếp, tiếng Anh giao tiếp tốt, kỹ năng pha chế…
Tóm lại để có thể vận hành và phát triển tốt mô hình kinh doanh quá bar, phòng trà điều cốt lõi làm nên thành công của chính là người quản lý giỏi. Người quản lý có nhiệm vụ dẫn dắt, xây dựng, chịu trách nhiệm trước việc vận hành sao cho hiệu quả để mang đến doanh thu và lợi nhuận cao. Hy vọng với những điều kiện cần và đủ mà chúng tôi vừa chia sẻ, sẽ giúp bạn có thêm bí quyết để học hỏi nếu muốn trở thành người quản lý và kinh doanh thành công dù ở vị trí nào.
Tuy nhiên, đây chỉ mới là một số gợi ý mang tính chất tham khảo nếu bạn đam mê, yêu nghề và muốn theo đuổi thì tốt nhất bạn nên tham gia những khóa học tại các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp, uy tín và chất lượng tại. Vì để có thể trở thành một người quản lý giỏi bạn cần hội tụ đầy đủ những kỹ năng cần thiết, kinh nghiệm thực tiễn, trình độ chuyên môn và kiến thức vững vàng.
Lựa chọn được mô hình kinh doanh phù hợp là bạn đã thành công trong bước đầu phát triển sự nghiệp. Sau khi đã tham khảo mô hình kinh doanh quán Bar, bạn có thể tham khảo thêm kinh nghiệm startup mô hình kinh doanh quán Pub để có nhiều sự lựa chọn.
Ý kiến của bạn