Kinh nghiệm mở quán kem tươi cần chuẩn bị gì khi bạn chưa có kinh nghiệm kinh doanh? Như bài viết trước, Dạy Pha Chế Á Âu đã đề cập đến cách quản lý chi phí và kế hoạch mở quán kem tươi cần bao nhiêu vốn. Từ số vốn hiện có, bạn có thể dự trù các khoản chi phí để vận hành quán. Bài viết này sẽ đề cập chi tiết về các bước mở quán, cũng như “mẹo” giúp bạn kinh doanh mở quán kem hiệu quả.
5 bước mở quán kinh doanh kem tươi
Dự trù chi phí mở quán kem tươi
Bạn còn đang thắc mắc không biết chi phí mở quán kem tươi là bao nhiêu hay mở quán kem tươi cần bao nhiêu vốn?
Chi phí mặt bằng: Tùy theo “độ hot” của mặt bằng mà giá cho thuê khác nhau. Nếu bạn có số vốn từ 50 – 70 triệu đồng, thì có thể chọn những mặt nhỏ, ở trong hẻm (nhưng không quá sâu hoặc nhiều ngóc ngách). Nếu bạn có số vốn dao động trong khoảng 150 – 200 triệu VND, thì những mặt bằng ở các khu sầm uất, mặt tiền rộng có diện tích khoảng 35 – 40 mét vuông. Theo thống kê của Savills, giá thuê nhà ở một số vị trí như đường Nguyễn Huệ, đường Ngô Đức Kế, đường Phan Xích Long tại thành phố Hồ Chí Minh dao động từ 6000 USD – 20.000 USD/tháng. Chưa kể cung đường nào có những cửa hàng kinh doanh nổi tiếng thì giá mặt bằng sẽ thay đổi. Do đó, bạn nên cân nhắc khi lựa chọn địa điểm phù hợp và thuận tiện.
Chi phí nguyên liệu, dụng cụ: Nếu như nguyên liệu làm kem không được bảo quản đúng cách thì rất dễ hư hỏng, thất thoát chi phí vốn và ảnh hưởng đến lợi nhuận chung. Do đó bạn cần lên kế hoạch thu chi nguyên liệu kỹ càng, cũng như cách tính cost hợp lý.
Đặc biệt, kinh doanh kem tươi bạn cần đầu tư các loại thiết bị dự trữ kem, làm kem… để giữ được chất lượng kem thơm ngon. Hiện nay máy làm kem tự động có giá trung bình khoảng 40 – 50 triệu VND/máy, máy làm kem thủ công khoảng 3 – 4 triệu VND/máy. Bạn có thể tham khảo và chọn mua các thiết bị phù hợp với quy mô quán, mức độ sử dụng…
Chi phí thiết kế và trang trí quán kem tươi: Nếu quán kem tươi ở mô hình nhỏ và vừa thì bạn chỉ cần trang trí đơn giản trong phạm vi cho phép khoảng 10 – 15 triệu VND. Chủ yếu là chuẩn bị bàn ghế, quầy làm kem, quầy tính tiền, sơn tường, đồ trang trí, bảng menu, bảng hiệu… Sau khi kinh doanh ổn định, bạn có thể cải tiến và sửa chữa cửa hàng kinh doanh hoành tráng hơn.
Chi phí dự trù khác: Đây là khoản chi phí dùng để duy trì hoạt động của quán như tiền wifi, tiền sửa chữa, điện, nước…
Nghiên cứu “đối thủ”
Đây là bước chuẩn bị không thể thiếu để mở quán kem tươi hay kinh doanh bất kỳ sản phẩm nào. Khi bạn nghiên cứu và “sánh vai” trở thành khách hàng của đối thủ để khảo sát về giá bán ra sao, hương vị của họ có gì đặc biệt, không gian quán, trải nghiệm thực tế… Bạn sẽ học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm để có thể trau chuốt cho cửa hàng.
Chọn “view đẹp”
Theo khảo sát, nhiều thương hiệu thường lựa chọn mặt bằng dựa trên nhiều yếu tố sau sẽ dễ kinh doanh hơn. Họ thường cân nhắc các địa điểm ở đường nào (một chiều/hai chiều), vị trí gần ngã ba, ngã tư, trường học, trung tâm thương mại… Tiếp đến là đặc điểm của mặt bằng đó có những ưu điểm nào: diện tích, độ rộng, chất lượng… Cuối cùng là giá cả có phù hợp với chi phí kinh doanh và lợi ích cho quán kem. Ngoài ra, một số yếu tố khác mà bạn cần quan sát như: bãi giữ xe, vỉa hè, sự thuận tiện khi di chuyển ra vào…
Chọn nguồn nguyên liệu uy tín và ổn định
Sử dụng nguyên liệu làm kem không rõ nguồn gốc, kém chất lượng sẽ làm cho thành phẩm kem không an toàn cho sức khỏe, ngộ độc thực phẩm… Do đó việc lựa chọn nguồn cung cấp nguyên liệu uy tín và ổn định sẽ giúp cho cửa hàng kinh doanh kem thuận lợi, tạo được niềm tin cho khách hàng cũng như giúp cho kem đạt chất lượng.
Bên cạnh đó, dự trù số lượng nguyên liệu mỗi ngày sẽ tránh việc kem bị tồn qua những ngày sau, kem bị hư hỏng do để quá lâu, hao hụt vốn… Bạn có thể tham gia các lớp học dạy làm kem để học cách cân đo, đong đếm và tính toán chi phí cost hợp lý. Từ đó bạn có thể lên giá bán có lợi nhuận cao.
Nên thiết kế quán theo phong cách của khách hàng không?
Câu trả lời rằng bạn nên chọn ra phong cách trang trí quán kem có sự kết nối giữa người kinh doanh, khách hàng và thị trường chung. Đối với các quán kem gia đình, bạn nên chọn concept tối giản, lịch sự và thoải mái. Đối với quán kem dành cho học sinh, sinh viên thì màu sắc hấp dẫn, trang trí sáng tạo sẽ là điểm thu hút.
Về phần màu sắc, bạn nên lựa chọn các tông màu có chức năng kích thích vị giác. Theo nghiên cứu chứng minh rằng những màu sắc khác nhau khiến cho vị giác cảm thấy khác nhau. Trong kinh doanh đồ ăn thức uống một số màu gây cảm giác thèm ăn và đói như: cam, đỏ, vàng, trắng, xanh lá cây…
Đặc biệt tủ đựng kem là điều không thể thiếu trong một quán kem tươi. Theo mẹo tâm lý của thương hiệu Starbuck, họ thường thiết kế khu vực có tủ bánh và kem sáng hơn các khu vực còn lại, để kích thích vị giác và sự chú ý của khách hàng. Một chiếc tủ kem đa dạng hương vị, sáng sủa sẽ là cách “hạ gục” khách hàng nhanh. Đối với quán không có nhiều loại kem để trưng bày thì bạn nên chú trọng đến menu như: cách đặt tên, trình bày menu, hình ảnh sản phẩm…
Các mô hình kinh doanh quán kem hấp dẫn
Mô hình kinh doanh kem tươi tự chọn
Mô hình quán kem tự chọn là một trong những mô hình được lựa chọn kinh doanh nhiều nhất.
Ưu điểm: khách hàng có nhiều lựa chọn hương vị kem yêu thích, phù hợp với đa dạng khách hàng.
Khuyết điểm: quy mô đầu tư lớn, vốn đầu tư cao, cần nhiều kinh nghiệm kinh doanh và kiến thức làm kem tươi cơ bản.
Mô hình quán kem take away
Ưu điểm: lựa chọn mặt bằng dễ dàng, không cần đầu tư nhiều vào cơ sở vật chất, trang trí, máy móc… Giá thành sản phẩm thấp và phù hợp với đối tượng học sinh, sinh viên. Dễ dàng phát triển thành nhiều chi nhánh và nhượng quyền.
Khuyết điểm: Không đa dạng sản phẩm kinh doanh vì diện tích không cho phép, nhiều hạn chế vì thời tiết.
Kinh nghiệm mở quán cà phê kem
Ưu điểm: tích hợp 2 sản phẩm kinh doanh cùng lúc, ứng dụng kem tươi để trang trí cho đồ uống, doanh thu và lợi nhuận cao. Dễ kinh doanh ở các tỉnh thành lẫn thành phố lớn.
Khuyết điểm: vốn đầu tư cao.
Chính vì vậy, việc chuẩn bị kiến thức chuyên sâu về cách lựa chọn nguyên liệu, công thức làm kem chuyên nghiệp vẫn là quan trọng nhất. Nếu như bạn muốn mở quán kem handmade, kem trái cây, kem tươi tự chọn… thì bạn nên tham gia các lớp học làm kem. Bạn có thể tự tích lũy kiến thức bài bản, học hỏi được những kinh nghiệm mở quán kem từ nhiều người trong lĩnh vực này và am hiểu về sản phẩm mình bán ra.
Ý kiến của bạn