Lập kế hoạch kinh doanh mở quán cafe với sự đầu tư vào chất lượng thức uống, phục vụ và không gian thiết kế, bạn sẽ tìm được một chỗ đứng vững chắc trong ngành dịch vụ đồ uống đầy tiềm năng. Thị trường rộng lớn, nguồn vốn linh hoạt, mô hình kinh doanh đa dạng… là những điều kiện thuận lợi giúp bạn hiện thực hóa kế hoạch mở quán cafe.
Lập kế hoạch mở quán cà phê kinh doanh cần chi tiết và tỉ mỉ (Ảnh: Internet)
Mở quán cà phê là lựa chọn của nhiều nhà đầu tư khi bắt đầu khởi nghiệp. Trong đa dạng mô hình kinh doanh ngành F&B, tại sao cà phê là lĩnh vực được lựa chọn để đầu tư?
3 lý do bạn nên mở quán cafe kinh doanh
Trước khi quyết định đầu tư vào một lĩnh vực, tìm hiểu tiềm năng sẽ giúp bạn nắm bắt cơ hội phát triển và định hướng chiến lược kinh doanh lâu dài.
Thói quen đi cà phê mọi lúc, mọi nơi của người Việt
“Đi cà phê” không đơn giản chỉ là một câu nói thông thường mà đã trở thành một nét văn hóa của người Việt. Với nhiều người, một buổi sáng nhất định phải bắt đầu bằng một ly cà phê, hẹn hò cà phê, gặp mặt bạn bè, khách hàng, đối tác tại quán cà phê…
Dù bạn có gọi một ly trà sữa hay thức uống hiện đại thì vẫn gọi là đi cà phê. “Cà phê” vô tình trở thành từ chỉ chung cho tất cả những loại thức uống được phục vụ trong các mô hình thức uống không cồn. Đi cà phê sáng, cà phê làm việc cả ngày, cà phê cuối tuần, cà phê thức (24/7)… Tất cả đã thể hiện được thói quen khó có thể từ bỏ của đại đa số người Việt.
“Đi cà phê” là một nét văn hóa đặc trưng của người Việt (Ảnh: Internet)
Nhiều hình thức kinh doanh
Kinh doanh mở quán cafe có nhiều hình thức khác nhau để bạn lựa chọn. Các mô hình quán cà phê phổ biến như: cà phê bình dân, cà phê ăn sáng, cà phê cóc (vỉa hè), cà phê sân vườn, cà phê bóng đá… Nếu có vốn đầu tư lớn, bạn có thể tạo một thương hiệu riêng. Khi số vốn nhỏ, bạn có thể lựa chọn kinh doanh quán cà phê vỉa hè.
Gọi là quán cà phê nhưng đa dạng thức uống, đa dạng giá cả
Trong một quán cafe, không chỉ phục vụ cà phê mà còn có nhiều dòng thức uống khác nhau. Trên menu bao gồm cà phê Việt Nam đồng thời, mỗi cửa hàng có kết hợp đồ uống phù hợp với đối tượng khách hàng như: cà phê Ý, sinh tố, nước ép, các loại trà, yaourt, cacao, mojito, ice blended, milkshake, trà trái cây… Bên cạnh đó, bánh ngọt, kem tươi đi kèm trong menu đã khiến khách hàng có vô vàn sự lựa chọn.
“Đi cà phê” nhưng có thể thưởng thức đa dạng thức uống (Ảnh: Internet)
Đa dạng về giá cả cũng là một yếu tố khiến người Việt chọn quán cà phê là điểm đến yêu thích. Từ bình dân đến sang chảnh, một ly cà phê Việt Nam với 15.000 đồng hay 80.000 đồng đều có. Người mua được thưởng thức phù hợp với nhu cầu và túi tiền, người bán cũng có thể linh hoạt để cân đối các chi phí về mặt bằng, nguyên vật liệu…
Cách mở quán cà phê kinh doanh thành công
Lập kế hoạch mở quán cà phê là bước đầu tiên trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh. Kế hoạch càng chi tiết và phù hợp với thị trường, tỷ lệ kinh doanh thành công của bạn càng cao. Để thực hiện bước này, tham khảo những kinh nghiệm mở quán cà phê và chuẩn bị kế hoạch kinh doanh là điều vô cùng cần thiết.
Lựa chọn mô hình quán cà phê phù hợp
Sự đa dạng của mô hình quán cà phê đã giúp bạn có nhiều lựa chọn hơn khi kinh doanh. Để lựa chọn được mô hình kinh doanh, bạn bắt đầu từ việc xác định đối tượng khách hàng mục tiêu. Người trẻ tuổi hay người trung niên là hai đối tượng chính bạn có thể hướng tới.
Quán cà phê phong cách cổ điển được nhiều khách hàng yêu thích (Ảnh: Internet)
Từ việc phân tích đặc điểm, sở thích, thói quen… của đối tượng khách hàng, bạn sẽ lựa chọn được mô hình kinh doanh phù hợp. Ví dụ: đối tượng hướng đến là học sinh, sinh viên, bạn có thể lựa chọn mô hình phục vụ tại chỗ, mang đi hoặc cà phê sách. Nếu đối tượng là nhân viên văn phòng, cà phê online, cà phê thú cưng sẽ được yêu thích…
Phân loại | Các mô hình quán cà phê |
Theo cách phục vụ | Tại chỗ, mang đi, bán online giao tận nơi… |
Theo địa điểm, không gian | Vỉa hè, sân vườn, xe đẩy, chuỗi cửa hàng… |
Theo phong cách | Nhạc sống, cà phê sách, cà phê 24/7, cà phê thú cưng… |
Bảng phân loại các mô hình quán cà phê
Dự trù chi phí mở quán tiết kiệm tối đa
Nguồn vốn để mở quán cà phê sẽ bao gồm: chi phí thuê mặt bằng, làm thủ tục pháp lý, mua sắm nguyên vật liệu và dụng cụ pha chế thức uống, trang trí quán cafe và thiết kế không gian quán, thuê nhân viên, chi phí marketing quán cà phê và một phần nguồn vốn lưu động.
Khi bạn lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê chi tiết và rõ ràng, bạn sẽ sử dụng nguồn vốn hợp lý, tiết kiệm hơn. Tại đó, bạn liệt kê tất cả các hạng mục có phát sinh chi phí. Chi phí cho mỗi hạng mục luôn cao hơn so với dự tính để tránh trường hợp phát sinh, thay đổi bất ngờ, dẫn đến thiếu hụt ngân sách.
Lập bảng dự trù chi phí để sử dụng nguồn vốn hợp lý và tiết kiệm (Ảnh: Internet)
Dự trù chi phí mở quán một số mô hình cà phê phổ biến:
- Quán cà phê nhỏ: khoảng 100 triệu đồng.
- Quán cà phê sân vườn: khoảng 500 triệu đồng.
- Quán cà phê take away: 50 – 70 triệu đồng.
- Quán cà phê sách: 100 – 150 triệu đồng.
- Quán cà phê bóng đá: từ 150 – 200 triệu đồng.
Tìm mặt bằng kinh doanh tập trung khách hàng mục tiêu
Chọn mặt bằng là bước quan trọng khi lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê. Yếu tố đầu tiên để căn cứ chọn mặt bằng là đối tượng khách hàng mục tiêu. Nếu bạn hướng đến học sinh, sinh viên, mặt bằng tất nhiên sẽ nằm gần khu vực trường học, ký túc xá. Nếu đối tượng khách hàng là nhân viên văn phòng, khu vực tập trung nhiều công ty sẽ là lựa chọn lý tưởng.
Tùy thuộc vào mô hình kinh doanh mà bạn lựa chọn mặt bằng có diện tích phù hợp. Với quán cà phê sân vườn, diện tích trung bình là 50 – 100m vuông, quán cà phê take away, quán vỉa hè, diện tích là khoảng 15 – 20m vuông. Khi chọn mặt bằng kinh doanh, bạn cũng cần lưu ý đến các yếu tố như tình trạng giao thông (có thường xuyên kẹt xe hay không, đường một chiều…), khu vực gửi xe…
Lựa chọn mặt bằng phù hợp với mô hình kinh doanh (Ảnh: Internet)
Giá thuê mặt bằng ảnh hưởng đến rất nhiều yếu tố như nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận giá bán sản phẩm… Vì vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ và tham khảo giá ở nhiều nơi khác nhau để lựa chọn địa điểm phù hợp.
Lên ý tưởng và thiết kế không gian quán
Hiện nay, không gian quán cà phê rất nhiều phong cách, tùy theo đối tượng khách hàng. Thế nhưng, không gian quán cà phê phải mang lại sự thoải mái, dễ chịu, thư giãn… để nó làm đúng “nhiệm vụ” với khách hàng.
Có hai cách giúp bạn lên ý tưởng và thiết kế không gian quán cà phê hút khách. Với những ai có nguồn vốn ít, muốn tiết kiệm chi phí, bạn có thể tự tay trang trí cho quán dựa trên những mẫu có sẵn và sáng tạo theo ý muốn của mình.
Thuê chuyên gia tư vấn và thiết kế là cách được nhiều người lựa chọn. Mặc dù tốn một khoản chi phí không nhỏ nhưng đổi lại, quán cà phê của bạn sẽ đảm bảo được các yếu tố về bố cục, màu sắc và phong cách độc đáo để thu hút nhiều khách.
Thiết kế không gian quán cần thống nhất giữa màu sắc và phong cách (Ảnh: Internet)
Một số xu hướng quán cà phê chẳng sợ lỗi thời qua năm tháng như: phong cách tối giản, co-working space, phong cách industry (mô phòng một nhà máy cà phê), garden coffee… Gần đây một số concept được nhiều bạn trẻ ưa chuộng như: HongKong Style, Colorful Style…
Xây dựng menu quán cà phê độc đáo
Một mẫu menu quán Cafe hấp dẫn về hình thức lẫn nội dung sẽ “giữ chân” khách hàng lâu dài. Đầu tiên, bạn cần xác định thức uống chủ đạo làm điểm nhấn, để khi muốn uống một món nào đó, khách hàng nghĩ ngay đến quán của bạn. Điều này các thương hiệu như Cộng Cà phê (cà phê cốt dừa) hay Cà phê Giảng (cà phê trứng) đã làm rất tốt.
Menu thức uống đa dạng và độc đáo giúp quán hút khách (Ảnh: Internet)
Sự đa dạng và phong phú để khách hàng có nhiều lựa chọn cũng là một phương án kinh doanh cafe hiệu quả. Bạn có thể bổ sung vào thực đơn sinh tố, nước ép, thức uống dinh dưỡng, trà hiện đại… và đặt tên cho chúng bằng nhiều cách mới mẻ, đột phá.
Bên cạnh đó, bạn hãy lưu ý đến việc thiết kế mẫu menu quán cà phê phù hợp với từng mô hình như: dạng bảng (take away), menu điện tử (quán cà phê phục vụ tại chỗ), menu dạng cầm tay (quán cà phê vỉa hè)…
Bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết cách thiết kế menu quán café.
Phát triển đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp
Đội ngũ nhân viên pha chế được xem là “bộ mặt” của quán cà phê. Bên cạnh tác phong chuyên nghiệp, nhân viên phải là người có thái độ nhiệt tình, niềm nở với khách hàng để tạo thiện cảm cho lần “chạm mặt đầu tiên”.
Ưu tiên tuyển dụng nhân viên pha chế đã qua đào tạo bài bản (Ảnh: Internet)
Nếu bạn là người trực tiếp đứng quầy pha chế, thì phải am hiểu về pha chế cà phê và các thức uống có trong thực đơn. Lúc này, một khóa học Barista sẽ giúp bạn tích lũy kiến thức, kỹ năng pha chế thức uống thơm ngon và hình thức bắt mắt. Bạn sẽ nắm được phương pháp pha chế để làm nền tảng sáng tạo thức uống mới lạ. Hơn nữa, khi mô hình quán cà phê đã phát triển rộng hơn, bạn có thể vận dụng kiến thức để đào tạo nhân viên chuyên nghiệp, phục vụ tốt hơn cho công việc.
Thực hiện chiến lược Marketing “hiệu nghiệm”
Để cạnh tranh được với đối thủ trên thị trường, thu hút khách hàng, tạo dấu ấn thương hiệu, xây dựng chiến lược Marketing phù hợp trong từng giai đoạn là vô cùng cần thiết.
Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, có rất nhiều phương tiện giúp bạn thực hiện Marketing hiệu quả mà tiết kiệm như: các trang mạng xã hội (Zalo, Facebook, Instagram), các ứng dụng mua hàng online, giao hàng tận nơi (Now, Grab, Goviet, Foody…) Các chương trình ưu đãi, khuyến mãi kết hợp cùng dịch vụ giao hàng tận nơi trên các ứng dụng giúp kích thích tiêu dùng hiệu quả.
Có rất nhiều phương tiện để bạn thực hiện chiến lược Marketing tiết kiệm và hiệu quả (Ảnh: Internet)
Để xây dựng chiến lược Marketing thành công không hề dễ dàng, đòi hỏi bạn phải có kiến thức quản lý kinh doanh. Chính vì thế, trước khi bước vào thực hiện kế hoạch mở quán kinh doanh cà phê, nhiều nhà đầu tư đã lựa chọn tham gia các khóa học khởi sự kinh doanh nhà hàng – cà phê.
Tìm hiểu tìm năng phát triển và lập kế hoạch kinh doanh cà phê cẩn thận, tỉ mỉ là cách các nhà đầu tư áp dụng để xây dựng thương hiệu đồ uống. Nếu bạn có kế hoạch khởi nghiệp kinh doanh cà phê thì hãy tham khảo ngay những kinh nghiệm từ các chuyên gia trong các lớp học pha chế. Từ đó sẽ giúp bạn nắm được bí quyết kinh doanh thành công, sinh lời cao…
Đừng quên tham khảo khóa học pha chế Cà phê (Barista) tại Dạy Pha Chế Á Âu để tự tin mở quán cà phê kinh doanh nhé! Để tìm hiểu thêm về khóa học Barista bạn có thể xem chi tiết tại đây hoặc để lại yêu cầu tư vấn qua form đăng ký. Ngoài ra bạn cũng có thể gọi điện tới số Hotline 1800 6148 (miễn phí cước gọi).
Chương trình học với giáo án sát thực tế nhu cầu tại Việt Nam xen kẽ thực hành – cập nhật kiến thức MỚI & CHUẨN XÁC NHẤT về các loại máy pha, dụng cụ pha cafe cũng như kỹ thuật pha, phục vụ cafe theo tiêu chuẩn Quốc tế.
Tiếp theo, mời bạn tham khảo bài viết mô hình quán cafe chung cư tại website của chúng tôi ngay nhé.
Ý kiến của bạn