Sự Hồi Sinh Cho Thị Trường Trà Sữa Đang Gặp “Sóng Gió”

Đứng trước sự ra đi của thương hiệu trà sữa số 1 tại Đài Loan, thị trường trà sữa Việt Nam đang gặp những “sóng gió” nào? Liệu thị trường trà sữa sẽ chuyển mình sang những hướng đi mới trong thời gian tới. Hãy cùng Dạy Pha Chế Á Âu tìm hiểu qua bài viết dưới đây ngay nhé.

thị trường trà sữa Việt Nam

Tổng quan thị trường trà sữa việt nam 2019

Hơn 100 thương hiệu trà sữa tại Việt Nam trong thời gian sắp tới sẽ cạnh tranh khốc liệt từ giá, chất lượng sản phẩm đến cả đối tượng khách hàng. Thế nhưng, theo số liệu mới nhất về hành vi tiêu dùng của Worldpanle, Kantar trong 6 tháng đầu năm 2019 tại thành phố Hồ Chí Minh, trà sữa vẫn là thức uống được chọn mua nhiều nhất chỉ sau cà phê. Số lượng trung bình cứ 5 người thì 1 người mua trà sữa ở các cửa hàng, với tần suất 2 tuần/lần.

Trong đó, mô hình kinh doanh trà sữa hiện nay, được chia thành 3 nhóm chính:

  • Nhóm thứ nhất: thương hiệu Việt Nam với chính sách nhượng quyền như: Bobapop, Toco Toco…
  • Nhóm thứ hai: thương hiệu trà sữa đến từ các nước khác hoặc mức bình dân khoảng 50 cửa hàng trên toàn quốc như: DingTea, The Alley, Koi Thé, Gongcha, Phúc Long…
  • Nhóm thứ ba: là nhóm có quy mô nhỏ và vừa, take away…

Thị trường trà sữa từ bình ổn đến cạnh tranh khốc liệt

Theo khảo sát, tại thành phố Hồ Chí Minh xu hướng đồ uống có nguồn gốc từ trà đang phổ biến hơn một nửa. Trong khi đó, số lượng người sử dụng cà phê chỉ chiếm khoảng một phần ba dân số thành phố. Ba thương hiệu “ăn nên làm ra” nhất là The Coffee House, Phúc Long, Highlands Coffee đã phát triển những sản phẩm trà hoặc trà sữa và topping cho đồ uống vào thực đơn như: trà sen vàng, trà đào thạch đào, trà đen macchiato, trà sữa Phúc Long…

Tại Hà Nội, thương hiệu trà sữa Ding Tea vẫn luôn dẫn đầu với 195 cửa hàng trên toàn quốc. Từ thương hiệu trà sữa lớn đến các cửa tiệm trà sữa take away 20 – 30 mét vuông cũng đã xuất hiện tại vùng đất được cho là “khắt khe trong ngành dịch vụ”.

nhu cầu thị trường trà sữa

Nhu cầu thị trường trà sữa tại Việt Nam trong tương lai

Gần đây nhất, thị trường trà sữa chứng kiến “sự ra đi” của thương hiệu Ten Ren. Mặc dù là thương hiệu số 1 tại Đài Loan nhưng không-thể-tồn-tại và chiếm lĩnh thị trường Việt Nam trong suốt 2 năm kinh doanh. Chuyên gia bán lẻ Phạm Thái Bình cho biết những thương hiệu nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam chịu áp lực về sự cạnh tranh khốc liệt là đầu tiên. Tiếp đó là chiến lược vận hành không phải đơn giản.

Bên cạnh đó, dưới những áp lực về chi phí mặt bằng, nguyên liệu nhập khẩu, nhân sự và chất lượng sản phẩm đã khiến cho lợi nhuận của các cửa hàng trà sữa nhượng quyền sụt giảm mạnh.

Dẫn đến, thị trường trà sữa đối diện với sự chênh lệch về giá bán. Hiện nay giá bán trung bình của một ly trà sữa khoảng 40 – 50 nghìn VND, đối với các thương hiệu ở nhóm một và nhóm hai (chưa bao gồm topping). Thế nhưng, tại các cửa hàng thuộc nhóm ba thì giá bán có phần chênh lệch, chỉ khoảng 15 – 30 nghìn VND.

đánh giá thị trường trà sữa hiện nay

Kinh nghiệm kinh doanh trà sữa “bền vững”

Thị trường trà sữa sẽ còn nhiều tiềm năng để phát triển, có thể bước sang một giai đoạn cao hơn. Điển hình là thương hiệu Bobapop có nguồn gốc 100% Việt Nam, đã có mặt tại đất nước Mỹ.

Theo bà Phạm Quỳnh Trang – Insight Director tại hãng nghiên cứu thị trường Worldpanel, Kantar Việt Nam đánh giá “Chúng ta có thể mong đợi thị trường trà sữa Việt Nam tiếp tục màu mỡ trong những năm tiếp theo, kỳ vọng nhiều vào những mô hình và ý tưởng táo bạo, mới mẻ hơn”. Do đó đây là tín hiệu tốt dành cho những ai đang “nhen nhóm” ý định mở quán trà sữa.

khảo sát thị trường trà sữa

Tạo dấu ấn riêng, đừng là “bản sao”

Theo các chuyên gia, để tồn tại lâu trên thị trường, các thương hiệu trà sữa không chỉ nhanh nhạy nắm bắt xu hướng tiêu dùng mới, mà còn tạo ra dấu ấn riêng. Trong khi đó trà sữa là đồ uống linh động, dễ dàng thêm bớt bất kỳ nguyên liệu nào để ra một sản phẩm mới.

Vì thế nghiên cứu và lựa chọn công thức trà sữa phù hợp với khẩu vị với người Việt là bí quyết vô cùng quan trọng. Theo khảo sát, hiện nay khẩu vị trà sữa có thể chia ra hai nhóm: nhóm 1 thích uống trà sữa đậm mùi trà, nhóm 2 thích uống trà sữa ngọt và béo.

kinh doanh trà sữa tại Việt Nam

Hương vị phù hợp với khẩu vị người Việt là “chìa khóa” giúp thương hiệu trà sữa thành công

Đối với nhóm khách hàng “nặng đô” là các bạn trẻ thuộc Gen Z (thế hệ sinh từ năm 1997) cho rằng trà sữa dễ uống, vị béo béo, nhiều topping…

Đối với nhóm khách hàng trung lưu và cao cấp sẽ thích chất lượng trà sữa an toàn cho sức khỏe, hương vị thanh và ít ngọt hơn.

Do đó, các chủ kinh doanh trà sữa cần thay đổi linh hoạt, để phù hợp với khách hàng mục tiêu, dễ phát triển thương hiệu lưu thông trên toàn cầu.

Thu hút sự chú ý khách hàng trong 5 giây

Mặt bằng kinh doanh trà sữa thuận tiện là yếu tố quyết định sự thành công của thương hiệu. Với xu hướng “đi trà sữa” ngày nay, không gian quán rộng rãi mang lại sự thoải mái, cũng như được trang trí đẹp mắt, nhiều góc “check in” thần thánh sẽ là điểm thu hút sự chú ý của khách hàng.

Bên cạnh đó, nhờ công nghệ và chiến lược marketing sáng tạo đã giúp cho hình ảnh của thương hiệu trà sữa nhanh chóng định vị trên thị trường.

không gian quán trà sữa

Lựa chọn mẫu thiết kế không gian quán trà sữa tiết kiệm diện tích

Đừng “liều” kinh doanh trà sữa

Kinh doanh trà sữa không phải chuyện “một sớm – một chiều”, mà cần sự đầu tư và chuẩn bị kỹ càng để giảm bớt những rủi ro. Hơn nữa, thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt từ thương hiệu nhỏ đến thương hiệu lớn. Nếu như bạn chưa chắc chắn về khả năng thì đừng “liều”. Việc chuẩn bị kiến thức chuyên môn như nguyên liệu, công thức pha chế, kỹ năng quản lý… sẽ giúp việc kinh doanh trà sữa hiệu quả, quán được vận hành suôn sẻ và bền vững hơn.

Tạm khép lại, thị trường trà sữa vẫn đang chiếm ưu thế trong ngành thực phẩm, đồ uống với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và nhiều cơ hội để phát triển tại Việt Nam.

Để áp dụng những kinh nghiệm kinh doanh trà sữa mà Dạy Pha Chế Á Âu gợi ý, bạn cần phải xem xét kỹ lưỡng về quy mô quán, sản phẩm, khách hàng mục tiêu, chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp. Ngoài ra, bạn có thể tham gia các lớp học pha chế trà sữa hoặc khởi sự kinh doanh Nhà hàng – Cà phê để bổ sung kiến thức, cũng như kinh nghiệm thực tiễn. Mọi thông tin về khóa học, mời bạn liên hệ đến hotline 1800 6148 hoặc 1800 2027 (miễn phí cước gọi), để chúng tôi hỗ trợ bạn sớm nhất.

Tiếp theo, mời bạn tham khảo bài viết mô hình kinh doanh trà sữa ống nghiệm tại website của chúng tôi ngay nhé.

 

Điểm: 4.8 (20 bình chọn)

Tác giả: Phung Phuoc Nhan

Phùng Phước Nhân đã từng đảm nhiệm vị trí Bar trưởng (head Bartender), quản lý Bar ở các nhà hàng – khách sạn tại TP. Hồ Chí Minh. Với kinh nghiệm thực tế của Phùng Phước Nhân sẽ mang đến các công thức pha chế đồ uống như cocktail, rượu,.... Hãy cùng theo dõi nhé.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn