Có nên kinh doanh trà sữa năm 2020 hay không? Nếu có thì vốn đầu tư để mở một cửa hàng trà sữa là bao nhiêu? Đây là câu hỏi được rất nhiều bạn trẻ quan tâm khi quyết định chọn mô hình kinh doanh trà sữa để khởi nghiệp. Theo dõi bài viết sau để có đáp án cho câu hỏi có nên kinh doanh quán trà sữa hay không nhé!
Thị Trường Kinh Doanh Trà Sữa Tại Việt Nam
Thị trường kinh doanh trà sữa hiện nay ở nước ta vô cùng sôi động. Không khó để bắt gặp hàng loạt quán trà sữa từ các thương hiệu nổi tiếng cho đến quán trà sữa lớn nhỏ, bình dân tại các thành phố từ Hà Nội, Đà Nẵng cho đến TP.HCM. Nhu cầu ăn uống, giải trí, hội họp ngày càng cao của giới trẻ dẫn đến việc tìm kiếm các địa điểm vui chơi mới lạ, trong đó quán trà sữa là một trong những lựa chọn hàng đầu.
Ngoài trà sữa bạn có thể kết hợp một số thức uống khác để làm phong phú menu quán
Nếu trước đây trà sữa là một loại thức uống quen thuộc và giá rẻ phù hợp với học sinh, sinh viên thì hiện nay quán trà sữa đã trở thành địa điểm mà bất kỳ ai cũng thường xuyên lui tới. Hơn nữa, trà sữa vẫn có cơ hội phát triển rộng mở. Kể đến là đa dạng hương vị mới lạ hơn, cách trang trí cuốn hút, đặt tên trà sữa độc đáo… Vì vậy, mở quán trà sữa là một lĩnh vực kinh doanh vô cùng tiềm năng. Tuy nhiên, liệu có nên kinh doanh trà sữa hay không và làm thế nào để có chỗ đứng mới giữa vô số thương hiệu, quán trà sữa lớn nhỏ là điều không hề dễ dàng.
Bao Nhiêu Vốn Là Đủ Cho Việc Kinh Doanh Trà Sữa?
Không có một con số vốn kinh doanh trà sữa cố định. Bởi vì số vốn này sẽ tùy thuộc vào hình thức kinh doanh, mức độ và quy mô mà bạn hướng đến. Chẳng hạn nếu bạn kinh doanh với mô hình mở cửa hàng cố định sẽ đòi hỏi nhiều vốn hơn so với mô hình kinh doanh dạng take-way (mang đi). Kinh doanh online thì chi phí đầu tư sẽ thấp hơn nhiều so hình thức mở quán. Như vậy, trước khi bắt đầu kinh doanh, bạn hãy xác định rõ mục đích cũng như số vốn hiện có của mình để lập kế hoạch, tính toán chính xác nhất.
3 Cách Kinh Doanh Trà Sữa Phổ Biến
Kinh doanh trà sữa tại nhà có sẵn mặt bằng: với hình thức này, bạn sẽ tiết kiệm được một số tiền thuê mặt bằng lớn nhưng cũng cần chuẩn bị các vấn đề khác như: thiết kế, trang trí quán, công cụ dụng cụ để mở quán trà sữa, nguyên liệu pha chế, bảng hiệu, ly, tách, dàn âm thanh cùng nhiều chi phí phát sinh khác. Bạn cũng cần chuẩn bị một khoản vốn dự phòng trong khoảng 3-6 tháng cho việc kinh doanh khó khăn ban đầu. 50 – 100 triệu đồng là số vốn dao động khi kinh doanh trà sữa.
Mặt bằng kinh doanh là yếu tố rất quan trọng (Ảnh: Internet)
Mô hình trà sữa dạng xe đẩy: mô hình này khá phổ biến và thường bắt gặp tại các cửa trường học, chợ, bệnh viện hay trong các khu vui chơi. Bạn chỉ cần mua hoặc thiết kế xe đẩy từ 5-6 triệu, vốn nguyên vật liệu từ 1,5 – 2 triệu, vốn công cụ dụng cụ bán hàng khoảng 2 triệu, tổng cộng khoảng 10 triệu đồng là bạn có thể kinh doanh theo hình thức này đấy. Mô hình này đặc biệt rất phù hợp với các bạn học sinh, sinh viên hoặc người không có nhiều vốn đầu tư nhưng muốn khởi nghiệp kinh doanh trà sữa.
Mô hình trà sữa online: là hình thức kinh doanh ít vốn, ít rủi ro nhất. Bạn chỉ cần một website, trang cá nhân hoặc fanpage facebook, zalo… là có thể lập cho mình một quán trà sữa online và bắt tay vào kinh doanh qua mạng. Số tiền bạn cần chuẩn bị chỉ khoảng 2 – 3 triệu đồng cho việc mua nguyên vật liệu, dụng cụ pha chế, ly, chai, thùng đá,…Tuy nhiên, để thành công bạn cần có một chút kiến thức về marketing và bán hàng online để giúp tiếp cận đến nhiều đối tượng khách hàng.
Chiến Lược Kinh Doanh Trà Sữa Thành Công
Bên cạnh những vấn đề như mặt bằng, chiến lược kinh doanh, phong cách thiết kế và trang trí quán… thì công thức pha chế và chất lượng sản phẩm là một bí quyết giúp kinh doanh trà sữa thành công.
Kinh doanh trà sữa cần những bí quyết nhỏ từ chính công thức pha chế
Kinh doanh trong bất kỳ lĩnh vực nào thì chất lượng sản phẩm luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu. Đặc biệt, đối tượng khách hàng của các quán trà sữa là giới trẻ thì việc thường xuyên thay đổi thực đơn, thức uống sáng tạo, mới lạ sẽ giúp “giữ chân” khách hàng lâu dài.
Ngoài ra, trang bị cho mình kiến thức về pha chế sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi kinh doanh trà sữa có lời không. Bạn không chỉ học pha chế trà sữa theo công thức rập khuôn, mà còn am hiểu về từng loại nguyên liệu có công dụng, mùi vị… như thế nào để sử dụng phù hợp, cũng như cách bảo quản đúng cách. Điều này hạn chế các tình trạng nguồn nguyên liệu giá vốn quá cao, hao hụt nguyên liệu vì hư hỏng, ảnh hưởng đến doanh thu không sinh lời.
Do đó, hãy chuẩn bị kiến thức về pha chế trà sữa thật vững vàng trước khi bắt tay vào khởi nghiệp kinh doanh. Kinh doanh trà sữa là mô hình khởi nghiệp vốn ít, lợi nhuận cao và vô cùng tiềm năng. Nếu bạn yêu thích pha chế và cũng yêu thích loại đồ uống thơm ngon thì hãy mạnh dạn đầu tư kinh doanh ngay từ bây giờ. Tiếp theo mời bạn tham khảo bài viết kinh nghiệm mở quán trà sữa tại website Dayphache.edu.vn
Ý kiến của bạn