Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra phức tạp, các quán đồ uống chỉ được hoạt động ở hình thức kinh doanh đồ uống online hoặc mua tại chỗ. Liệu xu hướng kinh doanh đồ uống online có bền vững để các chủ kinh doanh đủ sức lực chiến đấu tiếp trong giai đoạn mới?
Xu hướng kinh doanh đồ uống online có bền vững không? (Ảnh: Internet)
Kinh doanh đồ uống online đã phát triển từ rất lâu, hình thức này không còn xa lạ với chúng ta nữa. Nhờ vậy, nhiều cửa hàng, quán cafe, trà sữa… đã “hồi sinh” trong mùa dịch nhờ bán đồ uống online. Thế nhưng, nỗi băn khoăn mà các chủ kinh doanh đang lo ngại đó là sự cân bằng giữa kinh doanh online và offline sau mùa dịch, cũng như sự thay đổi về sản phẩm, thói quen tiêu dùng, nhân sự…
Thói quen ăn uống thay đổi
Khi khách hàng ngại đến nơi đông người, cũng như chấp hành theo ban hành của Chính phủ về việc hạn chế tối đa hoạt động tập trung công cộng. Chính vì thế, thói quen ăn uống bên ngoài đã chuyển sang ăn uống tại nhà.
Theo thống kê của Buzzmetrics, khoảng 250 thương hiệu đến từ 27 ngành khác nhau đã bắt đầu thực hiện phong trào chống dịch Covid-19 trên mạng xã hội. Trong ngành Pha chế, các thương hiệu đồ uống triển khai hàng loạt thức uống mới. Nổi cộm nhất là sáng tạo pha chế thức uống từ nông sản ùn ứ, thức uống tăng sức đề kháng, thức uống tốt cho sức khoẻ…
Ăn gì và uống gì là chủ đề được thảo luận nhiều khi làm việc tại nhà (Ảnh: Internet)
Ngoài ra, khi nhiều công ty bắt đầu chuyển sang hình thức làm việc tại nhà (Work From Home = WFH) đã ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của khách hàng. Qua thống kê của Buzzmetrics nhận thấy: Đồ ăn và thức uống là cách “kéo mood” phổ biến nhất. Chính vì thế, xu hướng kinh doanh đồ uống online đã và đang tăng trưởng. Nhờ vậy, các chủ kinh doanh có thể cải thiện các chi phí duy trì quán như phí thuê mặt bằng, lương nhân viên, chi phí nguyên liệu…
Kinh nghiệm kinh doanh đồ uống online
Thật may mắn rằng ngành Pha chế là một trong những mảng kinh doanh có thể mua một cách nhanh chóng, dễ dàng mang đi và giao hàng được.
Có nên bán hết những món trong menu?
Trong mùa kinh doanh thời Covid-19, các hàng quán nên hạn chế tình trạng nguyên liệu dư thừa. Do đó, bạn nên xem lại tình hình bán trước đây và nhu cầu đặt hàng của khách để cân nhắc các loại thức uống bán online. Bạn nên kinh doanh những món được pha chế từ các nguyên liệu dễ tìm, có sẵn và hạn chế bán đồ uống có nguyên liệu khan hiếm hoặc quy trình nhập hàng cần thời gian vận chuyển lâu.
Ngoài ra, đây là dịp để bạn lên ý tưởng cho những món đồ uống theo trend như: thức uống bổ sung sức đề kháng mùa Covid-19 (nước ép tổng hợp, sinh tố, yogurt trái cây, trà hoa quả…), các món trà tăng mood, cà phê bọt biển…
Menu món mới kích doanh thu mùa Covid-19
Đảm bảo chất lượng đồ uống take-away
Đồ uống mang đi dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết, nhiệt độ bên ngoài, thời gian vận chuyển. Cho nên khi đồ uống giao đến tận tay của khách hàng, có thể bị nhạt vị hoặc bị đổ ra ngoài. Do đó, bạn nên chuẩn bị các loại ly mang đi có nắp đậy chắc chắn, dùng khay cố định ly để bảo vệ thức uống, cũng như đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đặc biệt đây là thời điểm mà khách hàng chú trọng đến an toàn sức khoẻ lên hàng đầu.
Những món đồ uống phù hợp để bán online
Triển khai kế hoạch marketing WFH gắn liền với đồ uống
Đây là giai đoạn mà khách hàng rất chịu khó trang trí góc làm việc của mình, đặc biệt là tại nhà. Do đó, bàn làm việc của họ không chỉ có laptop, sách, tài liệu… mà còn có thức uống giúp họ làm việc năng suất hơn. Chính vì thế, các quán cà phê cần triển khai những nội dung quảng cáo liên quan đến bàn làm việc, thông điệp mùa WFH vui tươi, slogan gợi sự phấn khởi… Nhất là miền Nam đang trong giai đoạn nắng nóng, những ly thức uống take-away mát lạnh, hấp dẫn sẽ là cảm hứng giúp nhiều người làm việc hiệu quả. Ở các tỉnh phía Bắc thì thức uống nóng phù hợp hơn.
Liên kết với các đơn vị giao đồ ăn thức uống
Giữa thị trường người người nhà nhà giảm đau kinh tế đều chuyển sang kinh doanh online, cũng như khách hàng lựa chọn đặt đồ uống online nhiều hơn. Tham gia vào mạng xã hội, bên thứ ba chịu trách nhiệm giao đồ ăn thức uống sẽ giúp bạn có nhiều đơn hàng hơn, tiếp cận với đa dạng khách hàng. Hơn nữa, bạn sẽ không phải lo về chất lượng phục vụ của đội ngũ shipper, lạc đường hay thiếu nhân sự giao hàng.
Cắt giảm các quy trình
Cắt giảm quy trình không có nghĩa là bỏ bước, mà bạn nên tối ưu hoá các bước làm hiện tại để rút ngắn thời gian đặt hàng và giao hàng. Để giảm bớt chi phí vận hành, cũng như quy trình hoạt động online được đồng bộ. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng quản lý đơn hàng, doanh thu từ bộ phận tư vấn đặt hàng, chốt đơn đặt món online, giao hàng…
Kinh doanh đồ uống online có bền vững không?
Với sự xuất hiện của nhiều hàng quán kinh doanh online, vậy sau khi dịch bệnh kết thúc thì xu hướng này có tiếp tục nở rộ nữa hay không? Đó là câu hỏi không ít người làm nghề F&B lăn tăn, nhất là thời gian dài bắt đầu làm quen với hình thức đặt đồ ăn/thức uống online và giao tại nhà.
Liệu sau mùa dịch, các hàng ghế sẽ đông khách lại chứ? (Ảnh: Internet)
Hơn một năm trở lại đây, ở các nước New York, Chicago và Los Angeles đã bắt đầu xuất hiện trào lưu bếp ảo – virtual restaurants. Thực tế rằng xu hướng này đã và đang hình thành tại Việt Nam, có thể đang ở giai đoạn bùng nổ.
Investment Bank UBS đã từng dự đoán rằng doanh số ngành giao đồ ăn/thức uống tại nhà sẽ tăng trưởng 20% mỗi năm. Vì thế, nhu cầu của khách hàng có thể sẽ thay đổi sau mùa dịch này. Các chủ kinh doanh ngành F&B cần phải nghĩ thêm cách áp dụng công nghệ thông tin vào mô hình kinh doanh, đánh giá lại các quy trình bán hàng mang đi như thế nào… để có kế hoạch chuẩn bị cho giai đoạn mới sắp đến.
Kinh doanh đồ uống online là hình thức dễ dàng triển khai, không tốn nhiều chi phí và nhân sự. Tuy nhiên, duy trì nhịp kinh doanh offline cũng quan trọng không kém. Hi vọng những kinh nghiệm kinh doanh mà Dạy Pha Chế Á Âu chia sẻ sẽ giúp bạn an tâm vượt qua mùa dịch, cũng như có thêm ý tưởng cho những chặng đường tiếp theo.
Ý kiến của bạn