Tương Lai Phát Triển Của Các Mô Hình Trà Sữa

Anh Hà Mạnh Tiến, CEO của thương hiệu Aroi Dessert Café đã chia sẻ: “Từ nay đến 2020 thị trường trà sữa vẫn còn phát triển, nhưng có 100 thương hiệu thì sẽ chỉ còn lại một vài thương hiệu mạnh. Thương hiệu nào duy trì được chất lượng, dịch vụ cũng như thân thiện với khách hàng thì mới có thể tồn tại”.

Khi các mô hình kinh doanh trà sữa xuất hiện ngày một nhiều, thì không ít người nghĩ đến viễn cảnh bão hòa và thoái trào như một số sản phẩm khác như mì cay, bánh mì muối ớt, trà chanh… Thế nhưng sự thật đằng sau của những ly trà sữa này là gì mà trong một cuộc khảo sát có đến 53% người được hỏi uống trà sữa ít nhất 1 lần/1 tuần. Và từ đầu năm 2017 đến nay, mỗi tháng có thêm 8 cửa hàng trà sữa đi vào hoạt động phục vụ nhu cầu người thưởng thức.

mức độ ghé thăm của khách hàng

Số liệu khảo sát mức độ ghé thăm của khách hàng với các thương hiệu trà sữa tại TP. HCM (Nguồn: Q&Me)

Xu Hướng Là Nhất Thời, Sự Phù Hợp Và Chất Lượng Mới Là Mãi Mãi

Xuất hiện tại Việt Nam từ những năm 2002 nhưng đến năm 2006 thì trà sữa mới thực sự có chỗ đứng trên thị trường thức uống. Một phần do dễ pha chế, chỉ cần kết hợp trà và sữa là đã có ngay một ly trà sữa đậm vị, ngọt ngào. Một phần giá thành không quá đắt đỏ, các mô hình cũng thân thiện (xe đẩy, quán vỉa hè…) phù hợp với giới trẻ thích sự gần gũi, đơn giản.

Gần đây, việc kinh doanh trà sữa gặp phải khó khăn khi rộ lên những tin đồn về trà sữa kém chất lượng, trân châu làm từ nhựa, bột sữa hóa chất hay trà bẩn. Nhiều mô hình lao đao vì không có khách và thậm chí đóng cửa. Chỉ số ít trụ lại được nhờ đổi hướng marketing dựa vào nền tảng trà sữa chất lượng, tốt cho sức khỏe. Các thương hiệu trà sữa Đài Loan bắt đầu bước vào cuộc đua kinh doanh trà sữa và rất thành công tại thị trường Việt Nam cũng nhờ các thông điệp ưu tiên chất lượng, nguyên liệu sạch.

nguyên liệu sạch an toàn

Nguyên liệu sạch, an toàn là yếu tố tiên quyết, ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng

Dần dần lấy lại niềm tin của khách hàng, hiện nay kinh doanh trà sữa đã trở thành thức uống quen thuộc trong đời sống hằng ngày. Hiện tại, thị trường trà sữa đã có hơn 100 thương hiệu lớn nhỏ và 1.500 điểm bán khắp cả nước. Khác với các mô hình lớn có cửa hàng ở vị trí đắc địa, được thiết kế bài bản thì những người có số vốn ít hơn cũng bắt đầu kinh doanh trà sữa và dùng chất lượng thức uống, tạo ra lợi thế về giá để cạnh tranh.

Kinh Doanh Trà Sữa Đông Khách Nhờ Có Nền Tảng Và Biết Sáng Tạo

Rõ ràng trà sữa không phải là thức uống theo trào lưu. Lấy trà sữa truyền thống làm nền tảng, các thương hiệu cứ thế phát triển tạo nên nhiều món trà sữa hấp dẫn khác nhau. Ngày trước chỉ có trà sữa trân châu rồi có thêm trân châu trắng, trân châu phô mai, trân châu ngọc trai và nhiều topping như thạch dẻo, thạch trái cây, thạch củ năng, thạch bí đỏ, khoai môn…

Hấp dẫn hơn với milk foam, đậu đỏ, phô mai, bánh flan… Cứ một loại topping hay hương vị mới ra đời lại có thêm một cái tên “hot” khiến các fan trà sữa được một phen chao đảo và tạo nên trào lưu khiến các cửa hàng trà sữa thu lợi nhuận khủng.

thương hiệu đều có những sáng tạo

Mỗi thương hiệu đều có những sáng tạo riêng nhằm thu hút khách hàng (Ảnh: Internet)

Thế nhưng, người kinh doanh mô hình trà sữa vừa và nhỏ không được hậu thuẫn bởi một đội ngũ nghiên cứu như các thương hiệu đa quốc gia. Họ cần có sự am hiểu và học cách sáng tạo để kinh doanh trà sữa hiệu quả. Một số những cửa hàng cũng tự tạo cho mình trào lưu bằng các món mới được sáng tạo nhờ sự am hiểu cặn kẽ về tính chất, công thức, phương pháp pha chế. Vì vậy, nếu cho rằng làm chủ thì không cần có am hiểu về thức uống mà mình đang kinh doanh là sai lầm.

Học Trà Sữa Ở Đâu Tốt?

Đa phần học viên tham gia học trà sữa tại Dạy Pha Chế Á Âu (DPCAAu) đều là người có ý định kinh doanh mô hình trà sữa hoặc quán thức uống thông dụng có phục vụ trà sữa. Trong đó, một phần không nhỏ là người đã kinh doanh trà sữa không hiệu quả, nên muốn tìm một công thức chuẩn, bổ sung món mới và phương pháp thực hiện topping trà sữa hấp dẫn để thu hút khách hàng. Với công thức trà sữa truyền thống mà Dạy Pha Chế Á Âu cung cấp người học có thể dựa vào đó phát triển thêm những cái tên mới mẻ, mang phong cách riêng của cửa hàng.

Ngoài ra, nếu bạn muốn tự tay làm trân châu để kinh doanh, tạo sự tin tưởng cho khách hàng thì lớp học trà sữa sẽ có 1 buổi dành riêng cho nội dung này. Tại đây, bạn sẽ được hướng dẫn cách nhào bột, tỷ lệ bột trộn… để trân châu mềm, mịn và có độ dai vừa phải. Đặc biệt là cách làm trân châu Rainbow từ màu của rau, củ… tự nhiên.

nguyên liệu pha chế organic

Xu hướng nguyên liệu pha chế “organic” đang được ưa chuộng

Theo dự đoán, giá trị tăng tưởng ngành F&B hằng năm khoảng 20% vào năm 2030. Đồng nghĩa tiềm năng phát triển của thị trường kinh doanh trà sữa cũng theo đó tăng mạnh phục vụ nhu cầu của hơn 30% dân số Việt Nam (từ 15 – 34 tuổi) yêu thích và trung thành với món thức uống này.

Tóm lại, những tín hiệu tốt từ thị trường đồ uống nói chung, trà sữa nói riêng sẽ có nhiều cơ hội để phát triển trong thời gian tới. Nếu bạn đang ấp ủ cho mình một kế hoạch kinh doanh trà sữa thì còn ngần ngại gì mà không triển khai ngay hôm nay?

Mọi thông tin chi tiết về khóa học pha chế trà sữa, mời bạn liên hệ đến hotline 1800 6148 hoặc 1800 2027 (miễn phí cước gọi) hoặc để lại thông tin chi tiết tại mẫu đăng ký bên dưới để chúng tôi hỗ trợ tư vấn nhé.

Điểm: 4.8 (16 bình chọn)

Tác giả: Phung Phuoc Nhan

Phùng Phước Nhân đã từng đảm nhiệm vị trí Bar trưởng (head Bartender), quản lý Bar ở các nhà hàng – khách sạn tại TP. Hồ Chí Minh. Với kinh nghiệm thực tế của Phùng Phước Nhân sẽ mang đến các công thức pha chế đồ uống như cocktail, rượu,.... Hãy cùng theo dõi nhé.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn