Người Trung Hoa cho rằng “Âm nhạc là thuốc”, thưởng thức âm nhạc như thuốc vậy, có thể thay đổi tâm trạng của một người. Đặc biệt, trong kinh doanh ẩm thực (đồ ăn – thức uống) âm nhạc luôn được cho vào danh sách yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu quán, âm nhạc giúp “đánh thức vị giác” của khách hàng và nhiều tác dụng khác.
Âm nhạc tạo ra không khí
Bạn sẽ không ngờ rằng âm nhạc có thể điều hướng tâm lý của khách hàng. Theo nhà tâm lý học Geraldine Tan chia sẻ rằng hiệu ứng âm thanh sẽ kích thích não bộ, khiến họ trở nên thèm ăn, trí tưởng tượng, gợi nhớ đến hình ảnh món ăn và có tác dụng tối ưu doanh thu trong những giờ cao điểm. Sự kích thích này sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc, hành vi của con người.
Âm nhạc có khả năng truyền tải đến khách hàng nhiều thông điệp, tăng nhận thức thương hiệu, tạo nên sự hài hòa với không gian quán, món ăn… Theo một số ví dụ thực tế của các chuyên gia nghiên cứu cho rằng khi mở nhạc lớn, khách hàng sẽ khó nói chuyện với nhau, họ sẽ có hành vi ăn uống nhiều hơn. Đặc biệt trong những nơi như quán Bar, Pub, Beer Club… Ngược lại, trong mô hình quán ăn gia đình hay quán cà phê thì điều này không phù hợp. Thay vào đó, âm nhạc nhẹ nhàng, sang trọng sẽ làm cho khách hàng dễ chịu, thoải mái trò chuyện hơn.
Vị giác có thể thay đổi từ tiết tấu âm nhạc
Hãy thử tưởng tượng, khi bạn đang ăn chiếc bánh tiramisu ngọt ngào, cùng cốc trà mát rượi và âm nhạc trong quán café vang lên là một bản nhạc có nhiều nốt trầm, sầu não. Liệu hương vị bánh có còn ngọt ngào nữa hay không? Qua nhiều năm nghiên cứu trong lĩnh vực này, các nhà khóa học cho rằng một bài hát nhiều nốt trầm làm cho món ăn mặn mà, đậm đà. Ngược lại, bài hát có những nốt cao làm cho những món tráng miệng trở nên ngọt ngào hơn.
Với khảo sát thực tế bổ ích này, bạn có thể áp dụng trong mô hình quán café, nhà hàng, tiệm bánh, quán ăn… để khách hàng có vị giác ăn ngon miệng và tận hưởng tròn vẹn giây phút thưởng thức món ăn ngon.
Xoa dịu những giây phút chờ đợi “dài cổ”
Khi các doanh nghiệp hiểu thời gian nào cũng quý giá, đặc biệt thời gian trôi qua đều có ý nghĩa. Vì vậy, khách hàng chờ đợi quá lâu trong nhà hàng, quán ăn, quán café… sẽ khiến họ cảm thấy khó chịu, bực bội. Tuy nhiên, trường hợp quá đông thì chúng ta không thể tránh khỏi việc chờ đợi.
Thế nhưng, bạn có thể giải quyết ổn thỏa bằng cách sử dụng âm nhạc trong trường hợp này. Với những bài nhạc nhẹ nhàng, tươi mới, vui vẻ sẽ làm cho thời gian trôi nhanh, mang lai cảm giác thoải mái cho khách hàng chờ đợi một cách dễ chịu.
Tốc độ nhạc như thế nào là phù hợp?
Bạn có công nhận rằng khi nghe bản nhạc có nhịp nhanh, hối hả sẽ khiến bạn làm mọi thứ nhanh hơn và hành vi ăn uống không là ngoại lệ. Tiết tấu nhạc nhanh sẽ giúp khách hàng có nhiều biến chuyển như: đặt món nhiều hơn, thanh toán nhanh hơn, ăn uống nhanh hơn… và bạn sẽ gia tăng doanh số bán, nhiều lượt khách. Ngược lại, những bài nhạc có tiết tấu chậm trong những nhà hàng, quán ăn lớn sẽ giúp cho khách ở lại lâu hơn, tiêu tiền nhiều hơn.
Âm nhạc trong marketing nhà hàng
Vào các ngày lễ hội như Valetine, Christmas, Woman day… để tổ chức các chiến dịch như live music, live concert, DJ… thu hút lượng khách hàng mới. Hơn nữa, những ý tưởng mới mẻ sáng tạo sẽ mang lại cảm giác hài lòng đối với nhóm khách hàng cũ. Đây là thời điểm thích hợp mà bạn không tin rằng doanh thu có thể tăng đáng gườm.
Lời khuyên từ những chuyên gia trong lĩnh vực F&B, họ khuyến khích chủ kinh doanh sử dụng playlist nhạc chuẩn bị trước theo từng thời điểm, từng nhóm khách hàng, linh động hơn trong cách sử dụng âm nhạc. Playlist nhạc trong nhà hàng, quán ăn, quán café… thường được chọn lọc phù hợp với nhiều gu âm nhạc khác nhau, không giống với bất kỳ gu nghe nhạc cá nhân nào cả. Do đó, bạn không nên để cho nhân viên tự động điều chỉnh nhạc theo sở thích.
Tóm lại, âm nhạc có thể thay đổi hành vi, cảm xúc của khách hàng. Mỗi mô hình kinh doanh sẽ có một gu âm nhạc khác nhau, tùy theo nhóm đối tượng khách hàng, món đồ ăn đồ uống và mục đích kinh doanh. Do đó, âm nhạc được xếp vào yếu tố tác động tăng doanh thu trong kinh doanh mà bạn cần biết đến.
Xem thêm:
Ý kiến của bạn