Khi xây dựng menu cocktail nói riêng và các đồ uống khác nói chung, không chỉ đơn giản là lập danh sách các món. Để menu thật sự thu hút và kích thích khách hàng gọi món, bạn cần chú ý đến các yếu tố như: đối tượng khách hàng mục tiêu, ý tưởng, kiểu dáng thiết kế menu…
Menu cocktail có vai trò thu hút và giữ chân khách hàng (Ảnh: Internet)
Menu là công cụ thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, chỉ sau nhân viên phục vụ và nhân viên pha chế. Vì vậy, đầu tư cho menu chính là đầu tư cho bộ mặt cửa hàng. Xây dựng menu cocktail quầy Bar đơn giản và hiệu quả hơn nếu bạn áp dụng những bí quyết mà Dạy Pha Chế Á Âu chia sẻ dưới đây.
Trước hết là xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
Cocktail là thức uống có cồn, chưa được phổ biến rộng rãi. Do đó, khi xây dựng menu cocktail trước hết cần xác định được nhóm đối tượng khách hàng bạn muốn hướng tới là ai? Gu thưởng thức như thế nào? Mức giá phù hợp với nhóm khách hàng như thế nào? Bạn có thể làm khảo sát để khám phá đặc điểm, sở thích, nhu cầu thưởng thức cocktail của từng nhóm đối tượng khách hàng.
Xác định đối tượng khách hàng là bước đầu tiên
giúp bạn xây dựng menu cocktail hoàn hảo (Ảnh: Internet)
Bên cạnh đó, nếu quán đồ uống của bạn tọa lạc tại thành phố mà văn hóa thưởng thức cocktail chưa phát triển, bạn sẽ gặp ít đối thủ cạnh tranh và có cơ hội gầy dựng thương hiệu nổi tiếng.
Tuy nhiên, điều này cũng đem đến thách thức là bạn sẽ phải đầu tư không ít cho hoạt động truyền thông, tuyên truyền và thuyết phục khách hàng thưởng thức cocktail – món đồ uống còn tương đối xa lạ với người dân thành phố.
Nếu quán Bar “tập kết” tại khu vực phát triển mạnh mẽ các cửa hàng kinh doanh đồ uống có cồn, điều bạn cần làm không chỉ là lựa chọn mô hình độc đáo mà còn xây dựng menu cocktail khác biệt để mang đến trải nghiệm mới lạ cho khách hàng.
Lựa chọn đồ uống hợp khẩu vị khách hàng
Kế đến, lựa chọn loại đồ uống phù hợp với khẩu vị, mô hình quán… Tuy nhiên, không có một chiếc menu nào có thể làm hài lòng khẩu vị của tất cả khách hàng. Vì vậy, giải pháp lý tưởng nhất là lựa chọn những thức uống cổ điển và có khả năng “cách tân” để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.
Menu có thể bao gồm cả thức uống cổ điển và hiện đại (Ảnh: Internet)
Khi lựa chọn đồ uống cho menu, bạn chú ý đến khâu chuẩn bị nguyên liệu và thực hiện đồ uống. Sự phức tạp trong quá trình pha chế thức uống cũng ảnh hưởng đến khả năng vận hành của quán. Một menu với những thức uống yêu cầu cao về nguyên liệu và kỹ thuật pha chế, vượt ngoài khả năng quản lý của bạn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các khía cạnh về tài chính, nhân sự, điều kiện cơ sở vật chất…
Bên cạnh những món cocktail cơ bản, bạn cần phát triển những thức uống mang đậm phong cách riêng của quán. Đây được gọi là đồ uống “signature” – thứ mà khi nhắc đến có thể khiến khách hàng nghĩ ngay đến quán của bạn.
Sắp xếp đồ uống trong menu
Có rất nhiều cách để sắp xếp đồ uống trong menu cocktail. Bạn có thể sắp xếp đồ uống theo nguyên liệu rượu nền, theo nồng độ cồn nặng/nhẹ, theo giá bán hoặc sáng tạo theo cách riêng của bạn. Dù sắp xếp theo cách nào, menu đồ uống phải đảm bảo rằng nhân viên, khách hàng khi nhìn vào có thể đọc hiểu.
Bên cạnh đó, có rất nhiều khách hàng sẽ không phân biệt được sự khác nhau giữa các loại rượu. Vì vậy, bạn có thể thêm vào menu hình ảnh của những chai rượu, ly đồ uống và những câu ngắn gọn miêu tả hương vị để đánh thức ham muốn khám phá của khách hàng.
Menu cocktail gợi ý về hương vị và nguyên liệu cho khách hàng (Ảnh: Internet)
Trên menu cũng nên dành một khoảng không gian để ghi những lưu ý về tình trạng dị ứng hay mẫn cảm với các thành phần nguyên liệu pha chế thức uống. Dù kinh doanh bất kỳ hình thức ẩm thực nào, yếu tố sức khỏe luôn được đặt lên hàng đầu. Đối với mô hình kinh doanh quán Bar, đồ uống có cồn thì sức khỏe lại càng quan trọng. Bạn phải làm sao cho khách hàng có thể thư giãn, giải trí, thưởng thức đồ uống yêu thích nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe.
Lên ý tưởng thiết kế menu
Để tạo sự đồng nhất, menu nên được thiết kế theo concept của quán. Ví dụ, nếu bạn chọn thiết kế menu theo phong cách âm nhạc, phim ảnh, nhạc kịch thì có thể đặt tên thức uống trong menu liên quan đến những lĩnh vực ấy. Cách dùng từ, lựa chọn kiểu chữ, cỡ chữ, màu sắc, kiểu dáng và kích thước menu… cũng được thiết kế dựa trên những đặc biệt quen thuộc của tác phẩm nghệ thuật để khách hàng chỉ cần nhìn là có thể nhận diện ngay. Một concept hay cho menu là truyền tải được thông điệp và thể hiện được phong cách riêng của quán.
Một chiếc menu cocktail được thiết kế theo concept âm nhạc (Ảnh: Internet)
Xây dựng và thiết kế menu cocktail quán Bar, Pub, Club, quầy Bar Nhà hàng – Khách sạn là một trong những công việc đòi hỏi bạn dành nhiều thời gian nghiên cứu, tìm hiểu. Nếu có nguồn tài chính, khuyến khích bạn nên tìm đến các chuyên gia set up và lên menu để hạng mục công việc này đạt được hiệu quả tối đa.
Ở bài viết tiếp theo, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách thiết kế menu trà sữa để phát triển mô hình kinh doanh trà sữa lợi nhuận hấp dẫn.
Ý kiến của bạn