Tìm Hiểu Về 2 Cách Chế Biến Cà Phê Nhân Ướt Và Khô

Bạn có biết những hạt cà phê trước khi rang xay đã được chế biến như thế nào chưa? Làm thế nào để lấy nhân cà phê đúng cách? Hãy cùng Dạy Pha Chế Á Âu tìm hiểu 2 cách chế biến cà phê nhân ướt và khô tại bài viết này.

chế biến cà phê

Chế biến cà phê bằng nhiều cách khác nhau (Ảnh: Internet)

Cà phê nhân là gì?

Cà phê nhân trong tiếng Anh được gọi là “green coffee” hoặc “raw coffee”. Ngoài ra, cà phê nhân còn có tên gọi là cà phê xanh hoặc cà phê sống.

Những hạt cà phê thô chưa trải qua quá trình rang chín. Sau khi được thu hoạch sẽ phơi dưới nắng để ráo và được xử lý bằng cách sấy, xay tách vỏ… để có được thành phẩm cà phê nhân. Thông thường một quả cà phê thường có hai nhân và có nhiều kích cỡ khác nhau. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà cà phê được lựa chọn theo kích cỡ như sàng 16, sàng 18, sàng 19… Đối với các loại hạt cỡ sàng 16 và sàng 18 được sử dụng để làm cà phê hạt rang. Các hạt cà phê có sàng nhỏ hơn dùng để làm cà phê hòa tan hoặc cà phê trộn.

thu hoạch quả cà phê chín

Cách người dân thu hoạch quả cà phê chín (Ảnh: Internet)

Cà phê nhân có thể bảo quản trong thời gian dài mà không bị mất hương vị. Bởi vì độ ẩm của nó thấp khoảng 12% – 13%. Hiện nay cà phê nhân đã tạo nên giá trị rất lớn. Trên thị trường cà phê nhân được giao dịch chỉ sau dầu lửa.

Cách chế biến cà phê nhân

Phương pháp chế biến cà phê nhân khô

Hiện nay, 80% lượng cà phê trên thị trường Việt Nam là sản phẩm của phương pháp chế biến khô. Cà phê nhân chế biến theo phương pháp khô sẽ dễ bị tác động bởi thời tiết, chất dinh dưỡng có thể bị hao hụt và lẫn bụi bẩn đi kèm. Tuy nhiên, hương vị cà phê chế biến khô có vị ngọt tự nhiên, ít chua. Chế biến cà phê nhân khô là phương pháp lâu đời nhất lịch sử ngành cà phê, thường áp dụng cho cà phê Robusta.

chế biến cà phê nhân

Chế biến cà phê nhân khô phụ thuộc vào ánh sáng mặt trời (Ảnh: Internet)

Các bước chế biến cà phê nhân khô như sau:

Bước 1: Sau khi thu hoạch cà phê thì loại bỏ lá, đất, đá… còn sót lại.

Bước 2: Mang cà phê đi phơi nắng trong khoảng 30 ngày. Cho đến khi độ ẩm của quả cà phê giảm xuống khoảng 12%.

Thông thường, cà phê sẽ được trải lên nền bê tông, sàng… và thường xuyên cào đảo thường xuyên để quả khô đồng đều, hạn chế nấm mốc. Buổi tối thì cà phê sẽ gom lại một chỗ và đậy bạt để tránh sương đêm làm tăng độ ẩm cà phê. Đặc biệt lớp cà phê phải được trải đều, không quá dày. Bởi enzim trong quả sẽ khiến cho cà phê có mùi khó chịu.

Bạn có thể dùng máy sấy để rút ngắn khoảng thời gian làm khô quả cà phê như: máy sấy tĩnh có kết hợp việc đảo trộn, máy sấy tháp, máy sấy tầng…

Bước 3: Xay quả cà phê bằng máy để tách vỏ riêng và lấy phần nhân bên trong. Mỗi quả cà phê thường có 1 – 2 nhân cà phê.

Bước 4: Loại bỏ tạp chất và sàng lọc nhân cà phê theo kích thước.

Bước 5: Sau bước thứ 4 thì bạn có thể sản xuất cà phê nhân để bán, hoặc rang xay và đóng gói bảo quản.

Cách chế biến cà phê nhân ướt

Quy trình chế biến cà phê nhân ướt sẽ trải qua các công đoạn chà xát để tách vỏ, ngâm ủ cho chất nhày tự lên men, sau cùng là phơi sấy. Nhờ hạt cà phê trải qua quá trình lên men, hệ enzim của hạt sẽ kích thích đối đa hương vị bên trong và có chất vị đậm đà.

ngâm cà phê với nước

Ngâm cà phê với lượng nước tỷ lệ 1:1 để diễn ra tiến trình lên men (Ảnh: Internet)

Thế nhưng, phương pháp này yêu cầu quá trình theo dõi sát sao, để tránh trường hợp cà phê lên men quá mức ảnh hưởng đến hương vị cà phê. Ở các khu vực Trung Mỹ, Nam Mỹ, Đông Phi rất phổ biến hình thức chế biến cà phê nhân ướt. Thế nhưng, phương pháp này đòi hỏi chi phí cao, sử dụng máy móc nhiều nên áp dụng với loại cà phê Arabica.

Bước 1: Thu hoạch cà phê, loại bỏ tạp chất và bụi bẩn.

Bước 2: Vì chế biến cà phê ướt nên có thể rửa sạch quả với nước, sau đó chà xát để tách hạt thật nhanh chóng. Để tránh quá trình lên men xuất hiện ngoài ý muốn và phát sinh vị lạ.

Bước 3: Sau đó, cho cà phê ủ lên men để loại bỏ chất nhày bám bên ngoài. Lượng nước ủ sử dụng thường có tỷ lệ 1:1 vì đây là khâu quan trọng và ảnh hưởng đến vị cà phê cuối cùng. Một số nơi không đủ lượng nước trong bể ngâm, nên họ sẽ lựa chọn cách lên men tự nhiên không cần ngâm, được gọi là chế biến bán ướt hoặc chế biến mật ong.

hạt cà phê khi rang

Hạt cà phê khi rang sẽ chuyển sang màu nâu (Ảnh: Internet)

Để nhận biết quá trình lên men kết thúc, bạn hãy cầm cà phê trên tay và không có cảm giác nhầy, trơn. Hạt cà phê nham nhám của lớp vỏ trấu là hoàn tất. Sau đó rửa sạch cà phê bằng nước sạch.

Bước 4: Sau đó, bạn mang nhân cà phê đem đi sấy khô với nhiệt độ vừa phải để giảm độ ẩm xuống khoảng 12% – 13%.

Bước 5: Phân loại hạt cà phê theo kích thước và rang xay, bảo quản trong hộp kín.

Với 2 cách chế biến quả cà phê nhân khô và ướt sẽ cho ra hạt cà phê có mùi hương khác nhau. Tùy theo điều kiện mà nhà sản xuất sẽ lựa chọn phương pháp chế biến phù hợp.

Xem thêm: Barista là gì? Công việc của một Barista là gì?

Điểm: 4.9 (16 bình chọn)

Tác giả: Phung Phuoc Nhan

Phùng Phước Nhân đã từng đảm nhiệm vị trí Bar trưởng (head Bartender), quản lý Bar ở các nhà hàng – khách sạn tại TP. Hồ Chí Minh. Với kinh nghiệm thực tế của Phùng Phước Nhân sẽ mang đến các công thức pha chế đồ uống như cocktail, rượu,.... Hãy cùng theo dõi nhé.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn