Trong vài thế kỷ qua, ngành café đã có nhiều chuyển động như một quy luật tất yếu của xã hội. Những “nhà sử học về cafe” đã ưu ái gọi sự chuyển động đó là những làn sóng café (Wave Coffee). Dưới sự tác động của các làn sóng café này, một kỷ nguyên café từ sơ khai đến thức uống quốc dân đã được hình thành.
Kỷ nguyên café được hình thành dưới sự chuyển động của các làn sóng café (Ảnh: Internet)
Mỗi giai đoạn phát triển được định danh bằng một làn sóng café. Các làn sóng café này đã mang đến diện mạo mới cho ngành cafe. Cafe đi từ thức uống chỉ dành cho tầng lớp thượng lưu đến phổ biến trong mọi nhà. Thưởng thức café trở thành trải nghiệm thú vị, gắn liền với những cuộc hẹn, câu chuyện hơn là gói gọn trong hai từ “thức uống”. Bước sang giai đoạn mới, người dùng đã quan tâm hơn đến chất lượng hạt café, các khâu sản xuất và pha chế cafe. Người yêu chất lỏng sánh, đắng, thơm xem chúng là tác phẩm của nghệ thuật.
Làn sóng café thứ 1: cú “hit” đưa café xuất ngoại
Vào khoảng thế kỷ 15, café được thưởng thức theo hai cách. Giới thượng lưu thưởng thức café trong phòng riêng. Những người không có điều kiện sẽ đến quán café. Sự ra đời của các quán café chính là cột mốc đánh dấu cho sự phát triển của làn sóng café thứ nhất khi trở thành không gian để mọi người thưởng thức đồ uống và trò chuyện với nhau.
Quán café chính là tiền đề cho sự phát triển của các làn sóng café (Ảnh: Internet)
Đến đầu thế kỷ 19, café trở thành mặt hàng chính của các quốc gia và được tiêu thụ hàng loạt. Tuy nhiên, lúc bấy giờ, café là sản phẩm khó bảo quản, dễ hỏng, bị đánh thuế cao. Café ít được tiêu dùng tại nhà mà chủ yếu là các cửa hàng. Đứng trước vấn đề này, các công ty kinh doanh café đã nghĩ cách bảo quản và sản xuất café có thể pha chế tại nhà. Từ đây, làn sóng café thứ nhất hình thành, bao bì chân không, café hòa tan ra đời và được sử dụng cho đến ngày nay.
Đánh dấu cho làn sóng café thứ nhất là café hòa tan (Ảnh: Internet)
Làn sóng café thứ nhất đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của ngành này. Về mặt kinh tế, bao bì chân không hạn chế café tiếp xúc với không khí và bảo quản lâu hơn. Nhờ vậy, các loại café đến tay người tiêu dùng rộng rãi, thậm chí xuất ngoại. Về mặt xã hội, làn sóng café thứ nhất đã đưa café từ một thức uống của giới thượng lưu trở thành thức uống của số đông dân chúng.
Làn sóng café thứ 2: thời kỳ phục hưng của café
Đến cuối thế kỷ 19, các công ty như Starbucks, Peets Coffee… không chỉ chú trọng yếu tố thương mại của hạt café mà còn tập trung vào khai thác khía cạnh cộng đồng. Làn sóng cafe thứ hai mang đến màu sắc mới khi thưởng thức thức uống này, trở thành một trải nghiệm thú vị hơn là nhâm nhi một ly café đơn thuần.
Thưởng thức café trở thành một trải nghiệm thú vị hơn là nhâm nhi một ly đồ uống đơn thuần (Ảnh: Internet)
Nhu cầu của người tiêu dùng không dừng lại ở việc thưởng thức tách café thông thường, mà còn tìm kiếm những hương vị mới mẻ. Để đáp ứng nhu cầu này, các cửa hàng café và các công ty sản xuất café đã thử nghiệm các mức độ rang xay khác nhau, sử dụng kết hợp các giống café trong pha chế thay vì chỉ sử dụng một giống như quá khứ.
Hạt café rang xay ở mức độ khác nhau mang đến hương vị khác biệt (Ảnh: Internet)
Từ thử nghiệm này, họ đã phát triển những món café hợp khẩu vị người nhiều khách hàng. Peet’s Coffee là đơn vị đi tiên phong trong phong trào cafe mới này. Công ty Starbucks đã phát triển các thức uống dựa trên Espresso như Latte, Frappuccino… Đồng thời, các chuyên gia bắt đầu nhìn thấy sự khác biệt trong hương vị của giống cafe có xuất xứ khác nhau.
Từ làn sóng café thứ 2, các món café hiện đại đã ra đời
Đầu những năm 2000, làn sóng cà phê thứ 2 đã giúp ngành kinh doanh café phục hưng. Như những quán café ở thế kỷ 15, thưởng thức café tại quán một lần nữa trở thành trải nghiệm yêu thích của những tín đồ thức uống sóng sánh, đắng thơm và nồng nàn.
Làn sóng café thứ 3: café không chỉ là một hàng hóa
Làn sóng café thứ 3 hướng đến trải nghiệm về thưởng thức café. Ở giai đoạn này, sự kết nối giữa người trồng café với nhà kinh doanh, Barista và người tiêu dùng café khi bao hàm yếu tố chất lượng vào tất cả các khâu từ trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch đến rang xay và pha chế café.
Café được đánh giá là một sản phẩm thủ công nghệ thuật
Cũng như phô mai và rượu, đặc biệt là rượu vang, hạt café đã được coi là một sản phẩm thủ công nghệ thuật hơn là một hàng hóa. Theo đó, các yếu tố tạo nên làn sóng café thứ 3 gồm: tập trung vào chất lượng hạt café đặc sản, khai thác hương vị nổi bật của các vùng café khác nhau, chú trọng vào dụng cụ pha chế café thủ công như V60, Syphon, Chemex, Cold Brew…, hướng đến kinh doanh café mang tính bền vững, có tránh nhiệm môi trường và xã hội.
Làn sóng café thứ 3 chú trọng sử dụng các dụng cụ pha chế thủ công
Làn sóng café thứ 3 đã và đang tiếp tục phát triển. Ở giai đoạn này, các Barista đóng vai trò là “bậc thầy” của hương vị. Barista sở hữu những kiến thức thẩm định, lựa chọn, rang xay, nếm cảm quan về café cùng với những kỹ năng pha chế café từ máy đến sử dụng các dụng cụ thủ công nghệ thuật. Barista chính là người phát triển bản đồ các món café, trái tim kết nối café với người tiêu dùng và nhà kinh doanh. Đây chính là điều mà các làn sóng café trước không có được.
Trong làn sóng café thứ 3, các Barista là người phát triển hương vị các món cafe
Từ hạt cafe thô sơ đến những hạt café đặc sản chất lượng cao. Từ tách café nguyên chất đến những món đồ uống sáng tạo với hương vị hấp dẫn. Từ món đồ uống nạp năng lượng đến sản phẩm nghệ thuật đặc sắc. Các làn sóng café đã vẽ nên một bức tranh đa sắc màu cho ngành café với sự chuyển động mang tính tích cực.
Đồng thời, các làn sóng café cũng đánh dấu vai trò của Barista trong ngành công nghiệp café, đưa Barista từ người pha chế bình thường trở thành những nghệ thuật gia của hương vị, là đại sứ đưa thức uống café vượt qua mọi ranh giới đến tay người tiêu dùng ở các quốc gia trên thế giới.
Ý kiến của bạn