Làm thế nào để “hạ gục” nhà tuyển dụng ngành Pha chế? Nên viết CV xin việc như thế nào? Những kinh nghiệm kỹ năng viết CV mà Dạy Pha Chế Á Âu chia sẻ sau đây sẽ giúp các Bartender, Barista có được công việc ưng ý.
Làm thế nào để viết CV thu hút và ấn tượng? (Ảnh: Internet)
Cách viết CV xin việc
Giới thiệu bản thân trong CV như thế nào?
Trong mục giới thiệu bản thân gồm có những thông tin như: họ và tên, hình ảnh cá nhân, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ email, số điện thoại, địa chỉ liên hệ… Những thông tin này là hạng mục rất quan trọng khi viết CV và yêu cầu độ chính xác rất cao.
Những hình ảnh nên và không nên dùng trong CV tìm việc (Ảnh: Internet)
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp là một đoạn nội dung đề cập đến những mục đích nghề nghiệp rõ ràng. Đây là phần thể hiện sự mong đợi cũng như vai trò của ứng viên trong quá trình phát triển của công ty. Chính vì thế bạn không nên viết sơ sài hoặc qua loa hay viết một cách chung chung. Bạn nên đề cập những mục tiêu cụ thể, phù hợp với năng lực và công việc mà bạn ứng tuyển. Vậy làm thế nào để viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV phù hợp?
Khi viết mục tiêu nghề nghiệp bạn đừng để lộ bản thân là người chưa từng có kinh nghiệm gì. Mặc dù bạn cần học hỏi và trau dồi kỹ năng làm việc nhiều hơn trong thực tế. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên đề cập đến quá nhiều mong muốn của mình ở phần này. Vì các nhà tuyển dụng họ luôn muốn những ứng viên có năng lực, đam mê và có thể đem đến những lợi ích gì cho họ. Ngoài ra, bạn có thể đề cập đến mục tiêu ngắn hạn hoặc mục tiêu dài hạn của bản thân trong CV.
** Một lưu ý nhỏ rằng mỗi vị trí hay công việc sẽ có mục tiêu nghề nghiệp khác nhau. Do đó, bạn lưu ý khi sử dụng lại CV cũ để ứng tuyển việc làm.
Kinh nghiệm làm việc có quan trọng không?
Đây là phần mà được các nhà tuyển dụng quan tâm đến nhiều nhất. Do đó, bạn nên trình bày sao cho nhà tuyển dụng đọc xong có thể hiểu được chính xác công việc bạn đã từng làm.
Ngoài kiến thức, kỹ năng thì CV tìm việc là yếu tố giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng (Ảnh: Internet)
Đối với những bạn đã có kinh nghiệm làm việc trong ngành Pha chế thì nên sắp xếp thứ tự công việc theo thời gian từ hiện tại đến công việc xa nhất. Trong đó, bạn cần nêu rõ thời gian bắt đầu và kết thúc công việc, vị trí bạn đảm nhiệm là gì, mô tả công việc cụ thể, tên nơi làm việc…
Ví dụ:
Từ 08/2017 – 09/2018 – Nhân viên Barista tại Coffee Bar 81
– Kiểm tra dụng cụ pha chế, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ…
– Kiểm kê hàng hóa theo ca dựa trên sự phân công của leader
– Nhận order của khách hàng và thanh toán
– Xử lý nguyên liệu hư hỏng
– Chuẩn bị nguyên liệu theo ca
Từ 09/2018 – 09/2019 – Supervisor tại Coffee Bar 81
– Báo cáo hàng hóa tồn/xuất/nhập
– Giám sát nhân viên pha chế, phục vụ… đúng quy trình
– Báo cáo doanh thu tháng
Vậy những bạn mới vừa tốt nghiệp các khóa học pha chế thì sẽ viết gì ở phần này? Bạn đừng quá lo lắng khi là một “lính mới” trong nghề. Bởi vì một số nhà tuyển dụng rất thích nhân sự mới và chưa có kinh nghiệm. Bạn có thể đề cập đến những kỹ thuật pha chế, công việc đã từng được phân công, kinh nghiệm có được khi đi học hay thực tập.
Kỹ năng nào nên đề cập trong CV?
Tùy theo tính chất đặc trưng của công việc mà bạn đề cập đến kỹ năng liên quan. Phần này sẽ làm tăng giá trị của CV cũng như điểm cộng thêm cho ứng viên. Đối với ngành pha chế, ngoài những kỹ năng chuyên môn thì một số kỹ năng “ngoài lề” nhưng góp phần quan trọng không kém như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng kiểm soát quầy bar, lên menu đồ uống, kỹ năng cắt tỉa – trang trí, kỹ năng bán hàng…
Ghi chú cẩn thận những thông tin giá trị vào CV (Ảnh: Internet)
Thông tin giá trị khác
Ngoài ra, những thông tin giá trị như bằng cấp/chứng chỉ, hoạt động, giải thưởng/thành tích… bạn nên thêm vào CV xin việc. Hơn nữa, nếu bạn sở hữu chứng chỉ nghề Pha chế tại Dạy Pha Chế Á Âu thì sẽ được các nhà tuyển dụng ưu tiên tuyển chọn.
Những điều lưu ý khi viết CV
Nếu bạn lần đầu tìm việc và cũng là lần đầu viết CV xin việc, thì đừng bỏ qua những lưu ý vô cùng quan trọng này.
– Cách trình bày: bạn có thể chọn mẫu CV có sẵn và điền thông tin vào. Nhưng bạn nên chọn những font chữ dễ đọc, rõ ràng để gây thiện cảm với nhà tuyển dụng. Tránh dùng các font chữ thư pháp, lỗi font… và sử dụng tối đa 2 font chữ trong một CV.
– Kích thước CV: thông thường CV được in theo chiều dọc của khổ giấy A4, nội dung thường gói gọn trong 1 trang giấy. Ngoài ra, một số đơn vị tuyển dụng cung cấp mẫu CV theo quy định, thì bạn nên gửi đúng yêu cầu nhé.
– Nội dung: Nội dung trên CV đều được quy chuẩn thành câu khẳng định để bất kỳ ai cũng có thể đọc và hiểu được. Đặc biệt bạn nên kiểm tra lỗi chính tả trước khi gửi CV. Ngoài ra, nội dung trên CV được viết theo kiểu định lượng, con số cụ thể sẽ thu hút hơn.
– Độ chính xác: email cá nhân, số điện thoại, địa chỉ facebook/instagram… đều phải chính xác để khi cần các nhà tuyển dụng có thể liên lạc với bạn nhanh nhất.
– Đơn giản hóa: bạn hạn chế viết quá nhiều chữ trên CV tìm việc. Bạn có thể đơn giản hóa nội dung bằng hình ảnh, ký tự…
Ngoài ra, học viên tại Dạy Pha Chế Á Âu sẽ được tham gia các buổi ngoại khóa, trong đó có buổi về Kỹ năng viết CV và phỏng vấn ứng tuyển ngành Hospitality. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hoàn chỉnh kỹ năng viết CV xin việc và tìm được công việc như mong muốn.
Ý kiến của bạn