Cà phê là một trong những ngành công nghiệp ngạch kim tại Việt Nam. Trong giai đoạn từ năm 2019 trở đi, sự gia nhập của cà phê đặc sản đến ngành Barista. Điều này đã ảnh hưởng như thế nào đến tiềm năng việc làm, cũng như cơ hội và thách thức dành cho Barista?
Nước ta có nền văn hóa cà phê từ lâu đời, Việt Nam là nơi có thổ nhưỡng, khí hậu, điều kiện canh tác loại cây nông nghiệp này khá tốt, cụ thể là: Dak Lak, Lâm Đồng, Sơn La,… Thế nhưng, lượng cà phê sử dụng đầu người chỉ khoảng 0.7kg/người/năm, trong khi đó Nhật Bản (3.3kg/người/năm), Phần Lan (11kg/người/năm).
Xu hướng cà phê đặc sản xâm nhập
Cà phê đặc sản là gì? Specialty Coffee (Cà phê đặc sản, cà phê đặc biệt) là quá trình từ nông dân đến tách sử dụng cà phê có nguồn gốc duy nhất, bao gồm cả quá trình rang xay và cách chiết xuất. Định nghĩa đầu tiên xuất hiện trong một số tạp chí Thương mại & Cà phê, vào năm 1974.
Theo số liệu khảo sát thường niên của Marketing CMG Group về thói quen sử dụng cà phê của người Việt Nam như sau:
Điều này cho thấy rằng phân khúc sử dụng cà phê đại trà và cà phê đặc sản tại Việt Nam chưa rõ ràng. Vì cà phê đặc sản tại Việt Nam chiếm tỷ lệ thấp và trẻ so với thị trường tại Mỹ. Họ đã có thể thành lập Hiệp Hội Cà phê Đặc sản của Hoa Kỳ.
Thế nhưng, từ sự kiện “cà phê pin”, cà phê bẩn đã khiến cho người tiêu dùng hoang mang và họ đã dần thay đổi gu thưởng thức cà phê hằng ngày sang cà phê pha máy (Espresso, Cappucino, Latte,…) và gần đây nhất là cà phê nguyên chất pha chế từ các dụng cụ hiện đại (Syphon, V60, Chemex,…).
Thói quen uống cà phê của người Việt như thế nào?
Từ số liệu cho thấy 64.1% người dùng lựa chọn cà phê theo chất lượng sản phẩm. Chứng tỏ rằng người tiêu dùng có hành vi tiêu dùng thông minh hơn trước. Các chủ kinh doanh cần chuyển hướng tiếp cận thị trường cà phê bằng cách khẳng định chất lượng cà phê sạch, nguyên chất, không sử dụng chất phụ gia để thúc đẩy thị trường và giúp họ kinh doanh hiệu quả hơn. Xây dựng và định vị thương hiệu cà phê Việt theo hướng chất lượng, giá trị sản phẩm riêng thay vì chạy theo phong trào cà phê đại trà.
Tại thị trường TP. Hồ Chí Minh, một số quán cà phê lựa chọn mô hình “From Farm to Cup” trang bị máy xay tại chỗ, thực hiện từng quá trình trước mặt khách hàng, tạo niềm tin về chất lượng, xây dựng được hình ảnh riêng và khiến khách hàng sử dụng sản phẩm lâu dài.
Lợi ích cho Barista từ Speacialty Coffee
Cà phê đặc sản không phải là loại cà phê được thị trường đánh giá ngon hay cao cấp. Nó được đánh giá bởi Hiệp Hội Cà phê Đặc Sản của Mỹ (SCAA) trong điểm đạt từ 80 điểm đến 100 điểm theo tiêu chuẩn SCAA đưa ra.
Cà phê đặc sản tùy theo điều kiện địa lý và khí hậu dẫn đến sự khác biệt về đặc tính, thành phần đặc sản và hương vị hoàn toàn khác nhau. Điều này dẫn đến làn sóng thứ ba trong ngành cà phê. Các phong trào sản xuất cà phê chất lượng, nghệ thuật pha chế thủ công ngày càng được quan tâm. Từ đó, nghề Barista đã bị chi phối từ nhiều yếu tố khác như: phương pháp rang xay cà phê, phục vụ cà phê đạt chuẩn Specialty Coffee, kỹ thuật pha chế thủ công…
Barista – người đưa cà phê đặc sản đến gần người Việt
Người Việt Nam có thói quen tận hưởng tách cà phê một cách chậm rãi, tận hưởng giây phút từng giọt cà phê nhỏ giọt, khẩu vị phải đậm, mùi thơm… Để xây dựng nền văn hóa cà phê sạch, không rang tẩm cần nhiều thời gian để người Việt làm quen và tiếp cận tích cực. Chính vì thế, cà phê đặc sản rất cần những doanh nghiệp và trường đào tạo nghề Barista chuyên tâm đầu tư về mảng này.
Dạy Pha Chế Á Âu (DPCAAu) là một trong những đơn vị thiết kế và xây dựng khóa học Barista Nâng Cao nhằm định hướng cho các Barista tương lai nhìn nhận về xu hướng nghề sắp tới, trang bị cho học viên những kiến thức phù hợp hiện nay. Từ đó, nền cà phê đặc sản, nghệ thuật pha chế cà phê… từ làn sóng thứ 3 sẽ đến gần người Việt hơn. Đó cũng là những tiêu chí tuyển dụng mà nhiều đơn vị quan tâm.
Nghề nghiệp mới dành cho Barista
Tại Việt Nam, một số bạn trẻ tiếp thu nhiều nền văn hóa trên thế giới, đã bắt đầu “chuyển mình” tiếp cận đến lĩnh vực này một cách nghiêm túc. Cà phê đặc sản là một quá trình sản xuất từ hạt cà phê thô đến công đoạn cuối cùng đến tay khách hàng là thành phẩm cà phê. Trong đó, Barista đóng vai trò quan trọng trong hai khâu là rang cà phê và pha chế cà phê thủ công. Đó sẽ là hai hướng đi mới dành cho các bạn trẻ đã và đang theo học Barista.
Đối với rang cà phê là nghệ thuật đòi hỏi kiến thức được đào tạo bài bản để tạo nên chất lượng cà phê rang chuẩn xác. Hơn nữa, Barista cần kiểm soát chặt chẽ các quá trình rang xay cà phê qua những nguyên tắc truyền nhiệt, tác động lực của máy rang, từng khâu thực hiện,… đảm bảo cho chất lượng rang đạt yêu cầu.
Barista là người có kỹ năng pha chế cà phê thành thạo, truyền đạt thông điệp chất lượng cà phê đến với người thưởng thức. Hiện nay, Specialty Coffee mở ra cho Barista thêm kỹ thuật pha chế thủ công như Syphon, V60, Chemex, Cold Brew… Với cách phục vụ cà phê này, đã có tại nhiều nước trên thế giới và đang được nhiều thương hiệu Việt ứng dụng vào kinh doanh. Vì thế, Barista được học thêm cấp độ Nâng Cao sẽ có chỗ đứng nhất định tại Việt Nam, đồng thời giúp bạn có cơ hội du học với nghề Barista, tham gia các cuộc thi tầm cỡ quốc tế.
Cà phê “làn sóng thứ 3” đã và đang được đón nhận tích cực, cho thấy rằng nhu cầu sử dụng của người Việt đang dần chuyển hướng đi mới mẻ. Đồng thời, “làn sóng” đã mang đến nhiều cơ hội việc làm triển vọng cho người trẻ đam mê công việc Barista. Gợi ý cho bạn địa chỉ học pha chế cà phê nghệ thuật, uy tín tại DPCAAu mà bạn nên tham khảo.
Ý kiến của bạn