Nên Học Hệ Tại Chức Hay Là Học Nghề Ngắn Hạn?

Dựa theo xu thế chung hiện nay, ngày càng có nhiều người chọn học các hệ không chính quy, trong đó phải kể đến hệ đào tạo tại chức (hiện nay là hệ vừa học, vừa làm). Nhưng giữa tại chứchọc nghề ngắn hạn thì đâu mới là giải pháp học nghề cho người đi làm tối ưu nhất?

Cũng giống như Đại học hay Cao đẳng, việc chọn lựa giữa học tại chức và học nghề hạn đã khiến không ít người phải trăn trở.

Đây là một vấn đề được nhiều người quan tâm bởi nếu chọn nghề không phù hợp, sự nghiệp trong tương lai sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều. Sau đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu về hệ đào tạo tại chức là gì? Giá trị của bằng tại chức ra sao? So sánh những ưu – nhược điểm giữa hệ đào tạo tại chức và học nghề để bạn xác định được bản thân nên học gì để lập nghiệp thành công.

chọn nghề pha chế

Học nghề pha chế là lựa chọn rất được quan tâm hiện nay

Học nghề ngắn hạn

Theo khảo sát của Sở GD&ĐT, trong những năm gần đây, xu hướng chọn học nghề tăng đáng kể. Những năm 2016 trở về trước, các đơn vị đào tạo nghề rất khó hoặc không tuyển sinh được, toàn bộ khối Giáo dục Nghề nghiệp chỉ tuyển được khoảng 50% chỉ tiêu. Nhưng bắt đầu từ năm 2017, chỉ tiêu tuyển sinh vào khối Giáo dục Nghề nghiệp đạt trên 100%, riêng năm 2018 chỉ tiêu tuyển sinh vượt 5%. Học nghề ngắn hạn có chương trình đào tạo ngắn hạn, thời gian học linh hoạt thực sự phù hợp với những ai đang tìm kiếm một khóa học nghề cho người bận rộn.

học nghề pha chế ngắn hạn

Học nghề Pha chế ngắn hạn để trở thành Barista/ Bartender chuyên nghiệp

Ưu điểm

Khóa học nghề ngắn hạn cho người đi làm tập trung vào đào tạo kiến thức chuyên ngành, bám sát yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, thời lượng thực hành chiếm đến hơn 90% khóa học. Nhờ vậy, học viên có thể tích lũy kiến thức nền tảng, giỏi kỹ năng, vững tay nghề. Từ đó, sau khi hoàn thành khóa học, học viên sẽ dễ dàng tìm kiếm được một việc phù hợp và ổn định cuộc sống.

tự tin pha chế

Sau khóa học 1.5 tháng, bạn có thể tự tin pha chế nhiều thức uống thông dụng

Chương trình đào tạo ngắn hạn giúp tiết kiệm được nhiều chi phí và thời gian. Nếu so với thời gian đào tạo hệ tại chức được tính bằng năm (từ 4,5 năm đến 6 năm, tùy theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp), thì học nghề bạn chỉ mất từ 1 – 6 tháng là đã có thể tự tin xin việc ở bất cứ đâu.

Khóa học nghề ngắn hạn có hình thức tuyển sinh đơn giản, thời gian đào tạo linh hoạt, mở lớp vào cả ba buổi sáng, chiều, tối nên phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau từ học sinh, sinh viên hay những người đã đi làm.

Môi trường làm việc đa dạng, mức thu nhập ổn định, nhiều cơ hội thăng tiến rõ ràng. Tính chất công việc linh hoạt và năng động, các bạn không cần lo lắng vấn đề không xin được việc làm hay khó thay đổi công việc.

Nhược điểm

Các khóa học nghề thường được đào tạo với thời gian ngắn, chương trình đào tạo tập trung vào thực hành. Chính vì thế, nếu người học không tập trung, thụ động sẽ dẫn đến việc hạn chế tiếp thu kiến thức.

tập trung khi học

Khi học cần tập trung để tận dụng hết những điều kiện
về nguyên liệu, dụng cụ giúp việc học đạt kết quả tốt

Tuy nhiên, nhược điểm này có phương pháp giải quyết bằng cách, trước khi đi học, học viên cần phải biết mình học để làm gì, mình đang thiếu kiến thức, kỹ năng gì và xác định nội dung đào tạo có đáp ứng được nhu cầu của mình hay không. Sau đó, hãy chuẩn bị sẵn những câu hỏi để nêu lên trong giờ học, tập trung, tận dụng đối đa những điều kiện về nguyên liệu, cơ sở vật chất tại lớp học để thực hành nâng cao tay nghề.

Hệ đào tạo tại chức là gì? Giá trị của bằng cấp ra sao?

Hệ tại chức (ngày nay là hệ vừa học, vừa làm) được biết đến là loại hình đào tạo chuyên dành cho những đối tượng có nhu cầu nâng cao và hoàn thiện kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp vốn có.

Đồng thời, đây là sự chọn lựa cho những ai có nguyện vọng muốn học hỏi thêm một ngành khác so với ngành họ đã học xong và đang đi làm. Sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ được cấp bằng của hệ tại chức tương ứng với ngành học/bậc học mà bạn đã tham gia đào tạo. Trên thực tế, bản chất của bằng tại chức giống và có giá trị ngang với bằng chính quy.

Ưu điểm

Chương trình đào tạo hệ tại chức thông thường đều được xây dựng dựa trên cơ sở chương trình của hệ chính quy. Nội dung kiến thức được cung cấp của hệ tại chức vẫn phải đảm bảo các yêu cầu đúng với chương trình hệ chính quy cùng trình độ đào tạo như Đại học hoặc Cao đẳng.

Thời gian đào tạo hệ tại chức thông thường sẽ diễn ra vào các buổi tối trong tuần, để có thể phù hợp với những đối tượng vừa học, vừa làm.

Các trường tổ chức đào tạo theo khoá học, năm học. Khoá học là thời gian để sinh viên hoàn thành một chương trình cụ thể.

Nhược điểm

Chương trình đào tạo tuy được xây dựng dựa trên cơ sở của hệ chính quy, nhưng đã được rút ngắn, nhiều trường còn cố tình cắt giảm chương trình quá nhiều, không đáp ứng chuẩn đào tạo. Bằng cấp về trình độ học vấn giữa tại chính quy và tại chức có giá trị như nhau, nhưng tâm lý chung nhiều người vẫn còn những lo ngại về vấn đề không đảm bảo chất lượng đào tạo kiến thức, kỹ năng.

Nghề nghiệp có thể sẽ gắn bó với bạn lâu dài trong tương lai. Chọn nghề không chỉ là chọn công việc có thể nuôi sống mình mà còn là chọn bước đệm để bạn chinh phục đam mê. Chọn nghề sai lầm có thể đặt cho bạn một tương lai mơ hồ không định hướng. Vì vậy, hy vọng những chia sẻ bên trên có thể giúp các bạn đưa ra được sự lựa chọn đúng đắn cho nghề nghiệp trong tương lai.

Điểm: 4.9 (16 bình chọn)

Tác giả: Phung Phuoc Nhan

Phùng Phước Nhân đã từng đảm nhiệm vị trí Bar trưởng (head Bartender), quản lý Bar ở các nhà hàng – khách sạn tại TP. Hồ Chí Minh. Với kinh nghiệm thực tế của Phùng Phước Nhân sẽ mang đến các công thức pha chế đồ uống như cocktail, rượu,.... Hãy cùng theo dõi nhé.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn