Sử Dụng Húng Lủi Và Bạc Hà Trong Pha Chế

Húng lủibạc hà đều là những loại thảo mộc tự nhiên thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae). Nhiều người thường thắc mắc lá húng lủi có phải là lá bạc hà không? Hai loại cây này có hình dáng và một số công dụng khá giống nhau, nhưng bên cạnh đó cũng có những điểm khác biệt rất rõ ràng. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ so sánh bạc hà với húng lủi để để tìm ra sự khác biệt và điểm tương đồng, cũng như cách sử dụng của chúng trong pha chế. Hãy cùng Dạy Pha Chế Á Âu tìm hiểu ngay nhé.

Phân biệt húng lủi và bạc hà

Phân biệt húng lủi và bạc hà. Ảnh: Internet

Húng lủi thường được sử dụng rộng rãi trong việc chế biến các món ăn hay thức uống ở Địa Trung Hải trong khi bạc hà lại phổ biến hơn ở Trung Đông và một phần của châu Á. Cả lá bạc hà và húng lủi đều là những loại thảo mộc nhiều dinh dưỡng, là nguồn cung cấp chất xơ, folate, canxi, sắt, kali, mangan và vitamin A, C… cho cơ thể.

Bạc hà có phải rau húng không?

Bạc hà không phải là rau húng, cũng không phải nguyên liệu dùng để nấu canh chua (hay còn gọi là dọc mùng).

Bạc hà và húng lủi là hai loại cây có đặc điểm bên ngoài, hương thơm, mùi vị màu sắc và tác dụng khác nhau. Tên khoa học của bạc hà là Mentha arvensis, còn húng lủi là Mentha Aquatica.

Cây bạc hà

Cây bạc hà. Ảnh: Internet

Rau húng lủi là gì?

Húng lủi còn có tên gọi là húng nhủi, húng lũi, húng dũi hay húng láng, là một loại rau thơm thuộc họ Hoa môi, mọc hoang tại châu Âu (ngoại trừ phía cực Bắc) và tây bắc châu Phi, tây nam châu Á.

Tại Việt Nam, loại rau này khá phổ biến và thường được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình.

Hình dáng

Húng lủi là cây thảo có thân rễ mọc bò dưới đất, thân trên mặt đất mang lá, phân nhánh, có thể cao đến 1m. Lá cây húng lủi có phiến, hình trái xoan hay thuôn, dài 2 – 5cm, rộng 1 – 3cm, mép xẻ răng cưa và có mùi thơm đặc trưng.

Húng lủi thường bị nhầm lẫn với lá bạc hà vì chúng có hình dạng và hương thơm tương đối giống nhau, nhưng nếu để ý kỹ bạn sẽ nhận thấy húng lủi không có lông tơ ở chân như bạc hà.

Cây húng lủi

Cây húng lủi. Ảnh: Internet

Công dụng

Húng lủi là một loại thảo mộc tự nhiên có nhiều công dụng tuyệt vời khi sử dụng đúng cách. Nhấm nháp vài lá húng lủi hoặc bỏ vào tách trà nóng rồi uống sẽ làm dạ dày bớt cồn cào, khó chịu. Hương liệu trong loại rau này có khả năng kích hoạt tuyến nước bọt cũng như các tuyến khác tham gia quá trình tiêu hóa, làm cho các tuyến này tiết ra các enzyme tiêu hóa.

Theo chuyên gia y tế, sử dụng húng lủi giúp cải thiện hội chứng kích ứng ruột, làm chậm sự tăng sinh của vi khuẩn và các loại nấm gây bệnh. Đặc biệt, húng lủi còn có công dụng trong điều trị bệnh suyễn, các bệnh về hô hấp, làm dịu cổ họng, mũi, giúp vệ sinh răng miệng, làm hơi thở thơm tho…

Cây bạc hà thường không được trồng nhiều và phổ biến do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau và giá cả chênh lệch, nên ở Việt Nam thường thay thế bạc hà bằng húng lủi trong tất cả các ứng dụng như chế biến món ăn chính, làm món tráng miệng hay pha chế thức uống.

nguyên liệu pha chế không thể thiếu húng lủi

Bộ sưu tập nguyên liệu pha chế không thể thiếu húng lủi

Trong pha chế, húng lủi được sử dụng đại trà, theo các Bartender, khi sử dụng húng lủi thay cho bạc hà, hương vị thức uống vẫn không kém phần thơm ngon và hấp dẫn. Khi pha chế thức uống với húng lủi bạn chỉ cần cho vài lá vào lòng bàn tay và vỗ mạnh để làm dậy hương thơm.

Húng lủi thường được sử dụng thay cho bạc hà

Húng lủi thường được sử dụng thay cho bạc hà để làm nguyên liệu pha chế, trang trí thức uống

Bạc hà là cây gì?

Bạc hà còn gọi là bạc hà nam, nạt nặm, chạ phiéc hom (tiếng Tày), tên tiếng Anh là “mint”, là nguyên liệu được sử dụng rộng rãi trong các món ăn phương Tây và phương Đông.

Đặc điểm hình dáng

Bạc hà thuộc loại cây thảo, sống lâu năm. Thân mềm, hình vuông. Lá mọc đối xứng, hình bầu dục hoặc hình trứng, có cuống ngắn. Lá thường phủ đầy lông tơ, mép lá lá có khía răng cưa đều. Màu lá bao gồm từ màu xanh lá cây đậm và xám sang tím, đôi khi có màu vàng nhạt. Hoa có màu trắng hoặc tím, mọc ở kẻ lá thành những vòng nhiều hoa.

Phân loại

Ở Việt Nam, có nhiều loài bạc hà khác nhau. Có thể kể đến một số loại phổ biến sau đây:

  • Peppermint (Mentha Piperita)
  • Pennyroyal mint (Mentha Pulegium)
  • Ginger mint (Mentha Gentiles)
  • Chocolate mint (Mentha x piperita)

Chocolate mint có mùi thơm dễ chịu

Chocolate mint có mùi thơm dễ chịu nên thường được dùng để làm bánh, pha trà, làm sinh tố… Ảnh: Internet

  • Catmint (Nepeta Mussinii)
  • Mentha Longifolia

Công dụng

Bạc hà là một loại rau có rất nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe, từ trị bệnh cho đến làm đẹp. Những chiết xuất từ tinh dầu bạc hà cũng được dùng rộng rãi và có nhiều tác dụng trị liệu.

Điều tuyệt vời nhất về loại thảo mộc này là rất nhiều công dụng mà bạn có thể ứng dụng được. Chẳng hạn như trong ẩm thực, nhờ có hương thơm đặc biệt, vị tạo cảm giác mát mẻ, sảng khoái nên bạc hà thường được dùng để làm gia vị trong các món ăn.

Ngoài ra, bạc hà còn được sử dụng trong pha chế các loại trà, nước giải khát, làm syrup, rượu mùi, kẹo, kem hay các món tráng miệng… Bạc hà là một thành phần cần thiết trong trà Touareg, một loại trà phổ biến ở các nước Bắc Phi và Ả Rập.

Lá bạc hà là một nguyên liệu khá quan trọng

Lá bạc hà là một nguyên liệu khá quan trọng tạo nên hương vị độc đáo của những ly Mojito. Ảnh: Internet

Đối với những loại thức uống có cồn, đặc biệt là cocktail hay mojito, bạc hà được dùng để tạo hương vị, bởi chúng sở hữu mùi hương quyến rũ dễ dàng làm mê hoặc bất kỳ ai và dùng cho khâu trang trí.

Khi dùng bạc hà để pha chế cocktail hay mojito, bạn chỉ cần sử dụng một lượng lá vừa đủ và cho vào lòng bàn tay, vỗ mạnh để giúp làm dậy mùi thơm đặc trưng. Không cần phải dầm nát hoàn toàn lá bạc hà, vì như vậy thức uống sẽ bị lợn cợn tạo cảm giác khó chịu cho người dùng.

Lưu ý khi sử dụng

Mặc dù có nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe nhưng nếu không sử dụng đúng cách sẽ mang lại những tác động tiêu cực. Do vậy, khi sử dụng bạc hà, bạn cần ghi nhớ một số điểm sau:

  • Bạc hà có thể gây ra những tác dụng phụ như: dị ứng, nổi ban, hạ đường huyết, ợ nóng…
  • Hàm lượng tinh dầu bạc hà được sử dụng tối đa là 0,4ml/ngày.
  • Sử dụng nhiều và trong thời gian dài có thể gây sốt, lạnh người, ho và tự đổ mồ hôi.
  • Những người gầy yếu, suy nhược toàn thân, táo bón, bệnh nhân tiểu đường, huyết áp cao, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới một tuổi không nên dùng.
  • Người bị dị ứng với các thành phần có trong bạc hà như salicylat, menthol cũng không nên sử dụng.
  • Không bôi trực tiếp tinh dầu bạc hà lên những vết thương hở, vùng da và vùng mắt.

Bài viết vừa giúp bạn phân biệt húng lủibạc hà cũng như tác dụng của hai loại cây này. Hy vọng những thông tin trên sẽ mang lại những lợi ích thiết thực, giúp bạn biết cách sử dụng phù hợp và hiệu quả trong các trường hợp khác nhau.

Tiếp theo, mời bạn tham khảo bài viết đường phèn là gì tại website của chúng tôi ngay nhé.

Điểm: 4.9 (13 bình chọn)

Tác giả: Nguyễn Minh

Minh Minh là chuyên viên R&D có dày dặn kinh nghiệm trong nghề pha chế, đặc biệt là Barista. Minh Minh sẽ chia sẻ đến các bạn những kiến thức về coffee espresso, cafe rang xay, latte art. Cùng theo dõi những bài viết thú vị và bổ ích của Minh Minh tại website Dạy Pha Chế Á Âu nhé.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn