Sữa là nguyên liệu chính cùng với trà tạo nên những ly trà sữa thơm ngon, là thức uống được yêu thích bậc của giới trẻ ngày nay. Thế nhưng, bạn đã biết nên dùng loại sữa nào để pha chế trà sữa cho thật thơm ngon chưa?
Sữa là thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, không chỉ phổ biến trong nấu ăn, làm bánh mà trong pha chế sữa cũng là một nguyên liệu tuyệt vời. Thức uống độc đáo từ sữa kể có rất nhiều, được yêu thích bậc nhất hiện nay không thể bỏ qua trà sữa. Trong pha chế trà sữa, ngoài trà thì sữa là nguyên liệu pha chế chính, vậy loại sữa nào sẽ cho hương vị trà sữa thơm ngon?
Trà sữa là thức uống thơm ngon, độc đáo với sự hòa quyện giữa trà và sữa
Trong phạm vi bài viết sau đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về các đặc tính, mùi vị, cũng như giá trị kinh tế khi dùng các loại sữa để pha chế trà sữa nhé. Thông tin bài viết không chỉ phù hợp với những người đang có ý định kinh doanh, mà còn hữu ích với ngay cả những bạn muốn tự tay pha chế trà sữa tại nhà.
Sữa đặc – ngọt sâu
Sữa đặc là sản phẩm từ sữa, được “bốc hơi” để loại bỏ 60% lượng nước trong sữa để trở thành một chất keo đặc, có màu trắng bao gồm chất béo và protein. Sữa đặc thường có 2 hai loại: Sữa đặc không đường và sữa đặc có đường.
Khi pha chế trà sữa, loại sữa đặc có đường sẽ cho vị trà sữa thơm ngon hơn, không cần dùng thêm đường để tạo vị ngọt cho thức uống. Điều này giúp bạn tiết kiệm được cost, cũng như thời gian và công sức chuẩn bị thêm syrup nước đường.
Sữa đặc có đường đem đến vị ngọt sâu cho trà sữa, mùa trà và sữa hòa quyện, đậm mùi thích hợp với khẩu vị của nhiều người. Tuy nhiên, có nhiều loại sữa đặc có mùi quá mạnh, sẽ lấn án đi mùi và vị của trà, nên bạn cần lưu ý khi lựa chọn thương hiệu phù hợp. Một trong những hương vị khá được yêu thích, cũng như cho chất lượng ổn định, giá thành hợp lý là sữa Ngôi Sao Phương Nam.
Sữa tươi – thơm, béo nhẹ
Sữa tươi không chỉ đơn thuần là sữa bò tươi, người ta chia sữa tươi ra làm 2 loại cơ bản là sữa thanh trùng và sữa tươi tiệt trùng.
Sữa thanh trùng:
– Sữa tươi thanh trùng được xử lý ở nhiệt độ thấp (khoảng 75oC) trong 30 giây, sau đó làm lạnh đột ngột (ở 4oC).
– Sữa thanh trùng giữ được hầu hết các chất dinh dưỡng, khoáng chất quan trọng.
– Giữ được hương vị sữa bò tươi tự nhiên.
Sữa tươi tiệt trùng:
– Được xử lý ở nhiệt độ cao (từ 140 – 145oC) trong 3 – 4 giây.
– Có thể bảo quản ở nhiệt độ thường và thời gian sử dụng từ 6 tháng – 1 năm.
Mỗi một loại sữa khi kết hợp với trà sẽ cho hương vị thơm ngon khác nhau
Hiện nay có khá nhiều thương hiệu sử dụng sữa tươi để pha chế trà sữa đem đến hương vị béo nhẹ, thanh thanh, thoảng mùi trà mà không quá ngậy. Sữa tươi có đặc điểm dễ hòa tan với trà, nhưng có mùi khá nhẹ nên khi mới uống bạn thường cảm thấy hơi nhạt. Tuy nhiên, sau đó mùi vị của sữa tươi sẽ thoang thoảng, vị sữa béo mà không ngấy làm bạn ngây ngất. Một trong những điều bạn cần lưu ý thêm là dùng sữa tươi để pha chế trà sữa có cost cao hơn dùng sữa đặc có đường. Đây là ưu điểm của loại sữa này.
Như đã trình bày ở trên, mỗi một loại sữa đều có ưu và nhược điểm riêng của mình, tùy theo sở thích và mục đích của bạn mà dùng loại sữa nào để pha chế cho phù hợp nhé. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.
Ngoài ra, nếu như bạn chưa biết cách pha chế trà sữa sao cho thơm ngon, bắt vị, thì đừng ngại liên hệ với Dạy Pha Chế nhé!
Thức uống của bạn sẽ hấp dẫn hơn nếu biết cách phối hợp nguyên liệu phù hợp. Vì vậy, bên cạnh nắm vững cách làm món trà sữa, bạn có thể tìm hiểu thêm các loại trà dùng để pha trà sữa nhé!
Ý kiến của bạn