Thủ Tục Pháp Lý Khi Mở Quán Trà Sữa

Quyết định mở một cửa hàng trà sữa khiến người kinh doanh trở nên băn khoăn trước vấn đề pháp lý hay thủ tục giấy tờ nhưng lại chưa biết cách giải quyết. Để làm đúng yêu cầu, quy định nhà nước về các hoạt động kinh doanh, bạn theo dõi và chuẩn bị những thủ tục bên dưới đây.

Theo quy định của Pháp luật Việt Nam, hoạt động kinh doanh chỉ được tiến hành khi được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Mọi công dân, tổ chức khi kinh doanh cần đăng ký đầy đủ chứng nhận đăng ký thuế, đăng ký kinh doanh. Đối với kinh doanh mô hình trà sữa nói riêng, các thức uống nói chung, ngoài 2 chứng nhận trên, hợp đồng thuê nhà/mặt bằng, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm… cũng là những thủ tục, thông lệ không thể thiếu.

thủ tục kinh doanh trà sữa

Chuẩn bị gì về thủ tục pháp lý khi kinh doanh trà sữa? (Ảnh: Internet)

Bước 1: Hoàn tất hợp đồng thuê nhà

Bạn và chủ nhà đã thống nhất các điều khoản, tiến hành ký kết hợp đồng thuê nhà, bước tiếp theo là làm giấy tờ công chứng hợp lệ. Có được giấy này, bạn mới có thể đăng ký giấy phép kinh doanh, đăng ký thuế hoặc các thủ tục liên quan khác.

Lưu ý: Những giấy tờ quan trọng nên được ép plastic, bảo quản kỹ lưỡng, tránh tình trạng hư hỏng, mục rách.

Bước 2: Đăng ký chứng nhận giấy phép kinh doanh và đăng ký thuế

Với 2 loại giấy tờ: giấy đăng ký thuế và giấy phép kinh doanh, bạn nên đăng ký chung một lần tại UBND Quận ngay địa điểm mở quán. Mang theo đầy đủ giấy tờ trước khi đăng ký, bao gồm: Sổ hộ khẩu (bản gốc), CMND (bản gốc), hợp đồng thuê nhà/mặt bằng kinh doanh, và làm theo hướng dẫn chi tiết của các nhân viên tại đây.

Mở quán trà sữa, các loại hình kinh doanh thức uống có quy mô vừa, nhỏ thường chọn loại hình kinh doanh hộ cá thể. Còn đăng ký loại hình công ty TNHH phát sinh nhiều loại giấy tờ phức tạp hơn, đồng thời phải báo cáo thuế định kỳ.

Mô hình kinh doanh hộ cá thể có ba loại thuế cần đóng là thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Cách mức thuế đối với kinh doanh đồ uống, kinh doanh trà sữa được cụ thể trong bảng sau:

Doanh thu bình quân/năm Thuế môn bài/năm Thuế TNCN/tháng (1,5%) Thuế GTGT/tháng (3%) Thời gian đóng thuế

100 triệu đồng/năm

Có thể không đóng thuế

Có thể không đóng thuế

Có thể không đóng thuế

 

100 đến 300 triệu đồng/năm

500 nghìn đồng

150 – 375 nghìn đồng

250 – 750 nghìn đồng

Thuế môn bài: mỗi năm 1 lần

Thuế khoáng (GTGT và TNCN): có thể đóng theo hàng tháng hoặc quý.

300 triệu đồng đến 500 triệu đồng/năm

300 nghìn đồng

375  – 625 nghìn đồng

750 – 1 triệu 250 nghìn đồng

> 500 triệu
đồng/năm

1triệu đồng

626 nghìn đồng

1 triệu 250 nghìn đồng

Bước 3: Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP)

đăng ký chứng nhận vsattp

Đăng ký giấy chứng nhận VSATTP như thế nào? (Ảnh: Internet)

Trước khi đăng ký giấy này, bạn cần thu thập đầy đủ giấy khám sức khỏe và CMND photo (có công chứng) của mình, của các nhân sự tại quán, có hiệu lực trong vòng 12 tháng. Lưu ý: giấy khám sức khỏe dùng làm chứng nhận VSATTP cho quán trà sữa khác với giấy khám sức khỏe xin việc làm.

Giai đoạn 1: Hoàn thành kiến thức VSATTP

Bạn lên UBND Quận xin tờ khai “Đề nghị sát hạch kiến thức VSATTP”, xin tiếp bộ hồ sơ “Xin cấp giấy chứng nhận VSATTP”. Điền đầy đủ thông tin vào tờ khai đầu tiên, nộp cùng với CMND photo và giấy khám sức khỏe đã chuẩn bị trước đó.

Sau đăng ký, bạn được phát các bộ câu hỏi để thi. Sau khi hoàn thành và có kết quả thi, bộ phận Y tế Quận cấp cho bạn giấy hoàn thành xác nhận kiến thức VSATTP cho các nhân viên.

Giai đoạn 2: Xin cấp giấy chứng nhận VSATTP

Điền thông tin vào bộ hồ sơ “Xin cấp giấy chứng nhận VSATTP”; đã xin trước đó, chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ liên quan như:

  • Giấy khám sức khỏe toàn bộ nhân viên.
  • Chứng nhận hoàn thành kiến thức VSATTP các nhân viên.
  • Hợp đồng cung cấp, hóa đơn bán hàng, công bố chất lượng các nguyên vật liệu tại quán (trà, sữa, đá, siro, các loại topping…).
  • Cơ sở kinh doanh đảm bảo theo tiêu chuẩn VSATTP như: nhà vệ sinh không mở cửa ra khu chế biến, cốc chén che kín tránh côn trùng, đồ uống trên bàn cách mặt đất tối thiểu 60cm…
  • Cuối cùng, bộ phận Y tế cử người xuống kiểm tra thực tế, kiểm tra những hạng mục trong quy định có đạt yêu cầu không trước khi cấp giấy chứng nhận.

Bước 4: Chuẩn bị các giấy tờ khác

Ngoài những loại giấy tờ bắt buộc trên, bạn nên hoàn tất các loại giấy tờ:

  • Giấy thay đổi mục đích sử dụng điện, tên chủ sở hữu điện kế nếu có yêu cầu từ cán bộ công ty điện lực.
  • Hoàn thành đầy đủ giấy tờ liên quan từ tổ trưởng khu phố nơi quán trà sữa hoạt động.
  • Giấy đăng ký tạm trú tạm vắng cho toàn bộ nhân viên (dù nhân viên có nghỉ ngơi tại quán hay không).
  • Thực hiện đầy đủ hợp đồng lao động cho nhân viên (bắt buộc với các mô hình có từ 9 nhân viên).

Với 4 bước cơ bản này, ắt hẳn bạn đã nắm rõ quy trình để thực hiện rồi. Hi vọng, qua đó bạn hoàn thành các thủ tục pháp lý thuận lợi hơn. Chúc các bạn thành công!

Điểm: 4.8 (20 bình chọn)

Tác giả: Phung Phuoc Nhan

Phùng Phước Nhân đã từng đảm nhiệm vị trí Bar trưởng (head Bartender), quản lý Bar ở các nhà hàng – khách sạn tại TP. Hồ Chí Minh. Với kinh nghiệm thực tế của Phùng Phước Nhân sẽ mang đến các công thức pha chế đồ uống như cocktail, rượu,.... Hãy cùng theo dõi nhé.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn