Máy pha cà phê (Espresso Machine) và những điều nên biết

Máy pha cafe là dụng cụ cơ bản của Barista không thể thiếu trong quầy Pha chế để tạo nên những tách cafe làm say lòng người thưởng thức. Là một Barista chuyên nghiệp bạn cần có những kiến thức và hiểu biết về máy pha cafe để làm việc hiệu quả hơn.

Ngoài những kiến thức về lịch sử hình thành, cấu tạo, nguyên lí hoạt động thì Barista chuyên nghiệp còn phải nắm vững cách xử lí sự cố đối với máy trong quá trình hoạt động và vệ sinh máy sau khi sử dụng xong.

hình ảnh máy pha cafe

Một Barista không thể không biết sử dụng máy pha cafe

Lịch sử hình thành của máy pha cafe

Người ta ghi nhận bằng sáng chế về máy pha cafe bằng hơi nước được cấp lần đầu tiên vào khoảng 1821 đến 1824. Mãi đầu thế kỷ hai mươi, Milanese Luigi Bezzera mới phát minh ra máy sử dụng áp lực của khí nén để bắt buộc nước chảy xuyên qua cafe xay. Đến năm 1960, chỉ khi hình ảnh những cái tay cầm được kéo lên kéo xuống trở thành một nét đặc trưng của những quán cafe Espresso, những máy ít ấn tượng hơn nhưng mang tính tự động hơn để buộc nước nóng xuyên qua cafe bắt đầu phát triển.

Nhìn chung tất cả các máy đều có đặc điểm đẩy nút hoặc kéo cầu dao chứ không phải là kéo lên xuống một tay cầm dài. Bởi vì rất nhiều quá trình được tự động hoá, những máy có nút đẩy rất dễ sử dụng cho những người mới biết, nhưng cũng không cần phải tạo nên những máy Espresso tốt hơn. Cùng với việc đẩy tay cầm dài, phần còn lại mà người ta phải làm là hâm nóng sữa và tạo bọt cho sữa đối với những thức uống dùng chung với sữa như Cappuccino, Latte. cafe Espresso là loại cafe đặc, mạnh và theo truyền thống Châu Âu, nhiều thức uống cafe pha bằng phương pháp Espresso dùng chung với sữa. Nếu sữa không được làm nóng, nó sẽ nhanh chóng làm nguội cafe.

nút bấm điều khiển máy pha cafe

Đổ cafe vào ngăn chứa, bật công tắc nguồn, nhấn nút điều khiển, cafe sẽ tự động chảy ra.

Khi Espresso mới xuất hiện, người ta nhận ra rằng hơi nước ở trên khoang chứa nước có thể dùng để làm nóng sữa hay tạo ra áp lực để pha cafe. Từ đó một van có vòi dài sẽ được gắn ở phần trên ở khoang chứa nước ở nơi mà hơi nước sẽ tập trung lại. Khi Barista mở van bằng cách mở nút thắt ra, hơi nước nén bên trong phụt ra khỏi vòi. Khi bạn đổ sữa nguội vào trong một bình lớn, đặt vòi chìm trong sữa và mở van ra, hơi nén bắn vào sữa, làm sữa nóng lên và tạo một lớp bọt ở trên. Đây là công đoạn tạo bọt sữa chuẩn rất quan trong mà người Pha chế cần nắm.

Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của máy pha cafe

Máy pha cafe Espresso tự động là loại máy chuyên nghiệp được sử dụng nhiều nhất tại các quán cafe hiện nay. Với các thương hiệu khác nhau sẽ có đôi chút khác biệt về cấu tạo nhưng thông thường cấu tạo máy pha cafe sẽ có bộ phận điều khiển, ngăn chứa cafe để pha, ngăn chứa cafe sau khi pha, ngăn chứa nước, các đường dẫn cafe, ngăn giữ tách… Dùng máy tự động, bạn chỉ cần đổ cafe đã xay vào ngăn chứa rồi bật công tắc nguồn và nhấn các nút điều khiển là cafe sẽ tự động chảy ra.

thành phần cấu tạo máy pha cafe

Cấu tạo cơ bản của máy pha cafe

Trên thị trường hiện nay có 2 dòng máy pha cafe cơ bản:

Espresso Machine Semi Automatic: Dòng máy pha cafe bán tự động. Tất cả công đoạn canh chỉnh 1 tách Espresso hoàn hảo hoàn toàn phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của Barista về dòng chảy cafe, lượng cafe chiết xuất.

Espresso Machine Automatic: Dòng máy pha cafe tự động. Thời gian chiết xuất cafe của máy và lượng cafe chiết xuất được canh chỉnh hoàn toàn bằng bảng mạch điện tử tích hợp bên trong máy.

Các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng máy pha cafe:

– Hiện tượng áp suất ảo: kiểm tra lại quá trình khởi động máy

– Vòi sen của máy pha cafe chảy nước không đều: kiểm tra lại quá trình vệ sinh máy pha cafe

– cafe chiết xuất nhanh một cách bất thường: kiểm tra lại việc lắp phin lọc tay cầm cafe

– Áp lực bơm không đủ: kiểm tra lại hoạt động của máy bơm

Vệ sinh máy pha cafe

Công đoạn vệ sinh máy là công đoạn quan trọng nhằm bảo đảm chất lượng cafe luôn luôn ở mức tốt nhất. Việc vệ sinh phải thực hiện hàng ngày:

– Rửa và lau sạch vòi đánh sữa bằng nước nóng, tắt mở trong vòng từ 1–3 phút, ngâm vòi đánh sữa với nước nóng trong vòng 5 phút để làm sạch các lỗ thoát hơi của vòi đánh sữa.

– Vệ sinh sạch khay chứa nước bằng nước ấm.

– Vệ sinh 2 “group” của máy pha cafe bằng phin không lỗ: Vệ sinh bằng nước hàng ngày, vệ sinh bằng thuốc rửa máy trung bình hai, ba ngày/lần (tùy theo tình hình kinh doanh và sử dụng máy pha cafe). Gắn vào máy và tắt mở trong vòng 5 giây, thực hiện liên tục 5 đến 10 lần.

– Rửa sạch tay cầm cafe hàng ngày

– Ngâm tay cầm cafe với nước nóng và 2 muỗng bột tẩy (1 lần/tuần), ngâm trong vòng 20 phút và rửa sạch lại bằng nước. Kiểm tra và hoàn tất việc vệ sinh máy pha cafe.

Hy vọng những chia sẻ trên về máy pha cafe đã giúp bạn có những hiểu biết cơ bản về dụng cụ quan trọng này trong quá trình Pha chế. Nếu có đam mê với những tách Espresso hay những ly thức uống hiện đại đang là xu hướng hãy nhanh chóng tìm hiểu thêm về một số dụng cụ của Barista tương tự để có nền tảng bước vào con đường pha chế nhé!

Điểm: 4.9 (20 bình chọn)

Tác giả: Phung Phuoc Nhan

Phùng Phước Nhân đã từng đảm nhiệm vị trí Bar trưởng (head Bartender), quản lý Bar ở các nhà hàng – khách sạn tại TP. Hồ Chí Minh. Với kinh nghiệm thực tế của Phùng Phước Nhân sẽ mang đến các công thức pha chế đồ uống như cocktail, rượu,.... Hãy cùng theo dõi nhé.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn