Cách Làm Nước Ép Kiwi Tốt Cho Sức Khỏe

Kiwi là trái cây quá quen thuộc với chúng ta. Ngày nay việc dùng hoa quả, rau củ, trái cây làm nước ép đang trở nên phổ biến hơn. Đến với cách làm nước ép kiwi mà Dạy Pha Chế Á Âu chia sẻ, bạn sẽ có thêm món đồ uống thơm ngon vừa giải khát, vừa cung cấp năng lượng tốt cho sức khỏe.

nước ép kiwi

Nước ép kiwi mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe (Ảnh: Internet)

Nguyên liệu pha nước ép Kiwi

  • Kiwi: 2 quả
  • Đường cát: 30gr
  • Một ít muối
  • Đá viên
  • Dụng cụ làm nước ép kiwi: máy xay sinh tố-, dao thớt…

Cách làm nước ép Kiwi

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Khi mua kiwi về bạn dùng dao gọt sạch phần vỏ và hạn chế gọt phần vỏ phạm vào phần thịt quả kiwi. Sau đó cắt kiwi thành nhiều miếng nhỏ để dễ dàng ép lấy nước.

cắt kiwi thành từng miếng

Cắt kiwi thành từng múi vừa phải (Ảnh: Internet)

Bước 2: Làm nước ép kiwi bằng máy xay sinh tố

Sau đó bạn vệ sinh máy xay sinh tố sạch sẽ và lau khô nước. Cho lần lượt kiwi, đường cát, muối, đá viên vào máy xay sinh tố. Khi sinh tố đã sánh mịn và tiếng đá xay nghe êm tai là được.

cho kiwi vào máy xay sinh tố

Cho kiwi vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn (Ảnh: Internet)

Nếu bạn không muốn uống những hạt kiwi được xay nhuyễn, thì có thể dùng rây lọc và lọc nước ép qua rây một lần nữa trước khi uống.

Bước 3: Bảo quản nước ép kiwi

Nước ép kiwi nên bảo quản trong tủ mát hoặc tủ lạnh để hương vị không bị biến mùi, mất vị. Bạn nên cho vào các chai lọ thủy tinh và đậy nắp thật kỹ.

Ngoài cách làm nước ép kiwi, bạn có thể thêm 1 quả táo xanh, 1 nắm rau bó xôi, một ít nước cốt chanh vào xay cùng để có được nước ép thải độc cho cơ thể hiệu quả.

Nước ép kiwi có tác dụng gì?

Giàu vitamin: Kiwi là loại trái cây chứa nhiều thành phần vitamin và khoáng chất dồi dào. 2 trái kiwi có thể cung cấp khoảng 230% lượng vitamin C mỗi ngày, gấp đôi so với cam và tăng cường khả năng cho hệ miễn dịch. Ngoài ra, hàm lượng vitamin E có trong kiwi là chất chống oxy hóa vô cùng mạnh, giúp ngăn ngừa tóc rụng và làm chậm quá trình lão hóa da.

Ngăn ngừa bệnh tim mạch: Bên cạnh đó, nước ép kiwi còn có tác dụng giảm nguy cơ về các bệnh tim mạch. Chỉ số GI của kiwi là 52 và không chứa chất béo nên có khả năng kiểm soát đường huyết, cholesterol…

Serotonin: là hormone có tác dụng tăng cường khả năng ghi nhớ, điều hòa cảm xúc và kiểm soát sự thèm ăn của cơ thể. Quả kiwi chứa hàm lượng serotonin rất cao.

Magie và kali: 2 quả kiwi có thể chứa khoảng 30mg. Với hàm lượng này có tác dụng cần thiết cho hệ thần kinh và tăng cường năng lượng cho cơ thể. Bên cạnh đó, uống nước ép kiwi hay ăn kiwi là cách tuyệt vời để cơ thể nạp đầy đủ khoáng chất và vitamin. Đồng thời bạn được thư giãn và giải tỏa căng thẳng.

có thể kết hợp pha chế với táo

Nước ép kiwi có thể kết hợp pha chế với táo, cải xoăn, chanh… (Ảnh: Internet)

Giảm ho: theo Hiệp hội Phổi Mỹ, trung bình mỗi người trưởng thành thở khoảng 20.000 lần/ngày. Theo một vài nghiên cứu cho thấy rằng kiwi có khả năng làm giảm tải việc đó. Cho nên khi ăn kiwi hay uống nước ép sẽ làm giảm tình trạng khó thở cũng như giảm ho vào ban đêm.

Tốt cho mắt: trong nước ép kiwi có chứa chất thực vật tên là lutein. Đây là một loại carotenoid có khả năng ngăn chặn tình trạng lão hóa của mắt.

Một ly nước ép kiwi có khoảng 378 kcal, Carbohydrates: 93g, Protein: 5g, Sodium: 58mg, Potassium: 817mg, Fiber: 14g, Sugar: 44g, Vitamin A: 80IU, Vitamin C: 90.3mg, Calcium: 49mg, Iron: 4.2mg

Cách làm nước ép rất đơn giản phải không nào? Bạn có thể pha chế sẵn nước ép kiwi bảo quản trong tủ lạnh và dùng dần trong vòng 1 – 2 ngày. Ngoài nước ép kiwi, bạn hãy tham khảo cách làm nước ép lựu làm đẹp da tại website Dạy Pha Chế Á Âu nhé.

Điểm: 4.8 (17 bình chọn)

Tác giả: Châu Hương

Hiện đang là chuyên viên R&D và có kinh nghiệm trong ngành pha chế đồ uống lâu năm. Là cộng tác viên của website Dạy Pha Chế Á Âu, Châu Hương không chỉ chia sẻ công thức pha chế, mà còn cập nhật các xu hướng pha chế mới nhất hiện nay cho bạn đọc.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn