8 Bài Học Mà Bartender Có Thể Học Hỏi Từ Barista

Đối với nhiều người, Bartender và Barista là hai nghề nghiệp thuộc hai trường phái khác nhau, thực hiện hai công việc, ứng dụng kỹ năng khác nhau. Thế nhưng cuối cùng họ vẫn cùng làm một công việc, đó là pha chế. Vì vậy, một vài chuyên gia đồng ý rằng có một số điều mà Bartender có thể học hỏi từ Barista.

tương đồng bartender và barista

Điểm tương đồng giữa Bartender và Barista là đều làm công việc pha chế

Theo Troy Sidle – một chuyên gia về cafecocktail, Barista là thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Ý, chỉ những người phục vụ trong quầy Bar, chuyên pha chế các thức uống từ cafe. Bartender cũng là người đứng sau quầy Bar, pha chế các thức uống có cồn như: rượu, cocktail, mojito…

Mặc dù thức uống không giống nhau nhưng cả Bartender và Barista đều cùng làm công việc pha chế đằng sau quầy Bar nên hai nghề có nhiều điểm tương đồng. Trong đó có 8 bài học mà các Bartender có thể tham khảo từ Barista. Điều này đã được đồng ý bởi Troy Sidle và Amanda Whitt – hai chuyên gia pha chế nổi tiếng.

Chủ động tìm hiểu về nguồn gốc nguyên liệu

Amanda Whitt là một chuyên gia về cafe, việc cô hứng thú với việc “truy tìm” nguồn gốc, xuất xứ, thông tin về quá trình sản xuất cafe.Theo Whitt, vì có rất ít các thông tin như: nguồn gốc, xuất xứ, cách chế biến được in trên bao bì café nên người pha chế thường sẽ có một hành trình tìm hiểu về những thông tin ấy. Trong quá trình tìm hiểu, nếu gặp được chủ trang trại có khả năng giao tiếp và truyền đạt thì công cuộc tìm hiểu café của Barista sẽ dễ dàng hơn. Họ có thể trả lời hầu như tất cả các thắc mắc của bạn liên quan đến việc chế biến, bảo quản café.

tìm hiểu về nguyên liệu

Tìm hiểu về nguyên liệu là bài học Bartender có thể học từ Barista

Chủ động tìm hiểu nguyên liệu pha chế là thói quen xuất hiện ở đa số người làm nghề pha chế cafe. Chính vì vậy, Amanda Whitt rất ngạc nhiên khi rất ít Bartender cố gắng liên lạc với các thương hiệu rượu. Việc tìm hiểu nguyên liệu giúp người pha chế phân biệt được hàng thật hay giả, đảm bảo chất lượng thức uống và sức khỏe người tiêu dùng. Hơn nữa, việc nắm vững đặc tính nguyên liệu giúp Bartender/Barista kiểm soát hương vị và kết hợp nguyên liệu hợp lý để sáng tạo thức uống.

Bị “ám ảnh” bởi các thành phần nguyên liệu

Các chuyên gia Barista đọc nhiều sách và đi thực tế đến các trang trại để có thể đúc kết về bản chất của thành phần nguyên liệu, những cách kết hợp nguyên liệu và hương vị được tạo thành. Thậm chí, họ am hiểu cafe được trồng như thế nào, quá trình rang xay ra sao… Thông qua đó, Barista có thể linh hoạt sử dụng các thành phần với mục đích cuối cùng là tạo ra thức uống có hương vị thơm ngon và mới mẻ.

các thành phần nguyên liệu

Am hiểu về các thành phần nguyên liệu

Ngược lại, trong kinh nghiệm làm nghề của mình, Troy Sidle thấy rằng, Bartender có khuynh hướng thắc mắc về công thức pha chế đồ uống hơn. Theo chia sẻ của Sidle, Bartender ngoài việc nghiên cứu công thức thì cũng nên tìm hiểu tất cả mọi thứ về nguyên liệu. Điều này sẽ giúp Bartender có thể sáng tạo thức uống nhiều hơn thay vì chỉ sử dụng những công thức có sẵn.

Sự kết nối trong cộng đồng pha chế

Một trong những phần yêu thích của Amanda Whitt trong nền văn hóa pha chế cafe là sự kiện DIY được tổ chức bởi các Barista và dành cho Barista. Các Barista thường không chờ đợi các thương hiệu tài trợ mà chủ động phát triển các hoạt động cộng đồng.

Bartender cần tích cực tổ chức nhiều hoạt động dành cho cộng đồng. Những hoạt động này giúp kết nối những người có cùng chung sở thích, đam mê. Các Bartender có thể giao lưu kinh nghiệm, chia sẻ kiến thức pha chế, cơ hội việc làm cho nhau.

Tôn trọng hương vị nguyên liệu

Ở nhiều nơi, cafe chỉ được xem như một loại gia vị trong các công thức đồ uống và tráng miệng. Thế nhưng theo Troy Sidle thì cafe có thể tồn tại độc lập mà không cần sự bổ trợ nào, vẫn cho ra đời những tách đồ uống thơm ngon. Chính vì vậy, ông quyết định kết hợp các nguyên liệu với cafe như một loại nguyên liệu bổ sung hơn là biến cafe thành một gia vị cho thức uống khác.

tôn trọng nguyên liệu pha chế

Tôn trọng nguyên liệu pha chế

Cũng như Barista, ở bài học này, Bartender học được cách tôn trọng các nguyên liệu pha chế, đặc biệt là rượu mạnh, rượu mùi, rượu vang. Dù kết hợp với bất kỳ nguyên liệu này, điều Bartender cần làm là tôn vinh hương vị đặc trưng của các loại rượu, giúp khách hàng có thể thưởng thức chúng trong những ly đồ uống thơm ngon nhất.

Sử dụng lượng chính xác “gam” thay vì “ounce”

So với gam thì ounce ở nhiều quốc gia khác nhau lại có định lượng khác nhau. Việc dùng ounce để định lượng nguyên liệu có thể khiến công thức bị biến đổi, thành phần không chính xác, dẫn đến việc pha chế thức uống kém chất lượng.

Việc dùng “ounce” cũng khiến các Bartender tiêu tốn thời gian phải quy đổi về gam hoặc ml vì các chai rượu đều được đong bởi “ml” hoặc “lít”, các loại ca, cốc đong cũng được sử dụng đơn vị đo “ml”. Bartender có thể học Barista sử dụng gam hoặc ml cho tất cả các công thức của họ. Điều này giúp việc đong đo nguyên liệu đảm bảo độ chính xác cao, công thức mang tính phổ biến, thức uống được đảm bảo hương vị.

đong nguyên liệu bằng gam

Bartender nên đong nguyên liệu bằng gam và ml thay vì ounce

Giữ vệ sinh

Nghề Bartender, do đặc thù công việc, thời gian làm việc là ban đêm, thường là từ 18h đến 1h sáng hôm sau nên công tác vệ sinh còn nhiều khó khăn. Bài học về giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động quan trọng với tất cả các ngành nghề vì ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Vì vậy, dù trong hoàn cảnh làm việc nào, các Bartender cũng cần chú ý đến việc đảm an toàn vệ sinh.

Tăng cường hợp tác và đối thoại

Công việc của Barista, Bartender cũng cần đến sự kết nối với các bộ phận khác. Ví dụ như các nhân viên pha chế sẽ phối hợp làm việc với nhân viên phục vụ, phụ Bar… để pha chế thức uống phục vụ khách hàng. Việc tăng cường kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp và xử lý tình huống sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn.

đối thoại để thu hút khách hàng

Tăng cường giao lưu và đối thoại để thu hút khách hàng

Đặc biệt, nếu Barista chủ yếu giao tiếp gián tiếp với khách hàng thông qua nhân viên phục vụ thì Bartender thường trực tiếp giao lưu và phục vụ thức uống cho khách hàng. Các Bartender với vốn kiến thức chuyên môn và kỹ năng giao tiếp duyên dáng sẽ thu hút và chinh phục cả những vị khách hàng khó tính nhất.

Tìm hiểu về nhiệt độ đồ uống

Trong khi các Barista thường xuyên phục vụ các loại thức uống ấm và nóng thì Bartender chủ yếu vụ phục các loại thức uống lạnh. Bên cạnh đó, các Bartender cũng cần phục vụ các món thức uống nóng. Nên việc kiểm soát nhiệt độ đồ uống, nhiệt độ cơ thể trong điều kiện nóng là rất quan trọng để đảm bảo cả bạn và khách hàng không bị bỏng khi phục vụ và thưởng thức.

Dù là Bartender hay Barista thì đều thực hiện công việc pha chế thức uống. Vì vậy, có rất nhiều kiến thức và kỹ năng mà Barista, Bartender có thể học hỏi lẫn nhau. Hy vọng với 8 bài học từ Barista này, các Bartender đã bổ sung cho mình những kiến thức và kỹ năng hữu ích để phục vụ công việc hiệu suất hơn.

Điểm: 4.8 (14 bình chọn)

Tác giả: Phung Phuoc Nhan

Phùng Phước Nhân đã từng đảm nhiệm vị trí Bar trưởng (head Bartender), quản lý Bar ở các nhà hàng – khách sạn tại TP. Hồ Chí Minh. Với kinh nghiệm thực tế của Phùng Phước Nhân sẽ mang đến các công thức pha chế đồ uống như cocktail, rượu,.... Hãy cùng theo dõi nhé.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn