Kỹ Thuật Shaking Trong Pha Chế Đồ Uống Chuyên Nghiệp

Shaking là gì? Không chỉ là kỹ thuật cơ bản trong pha chế, mà còn là giúp thức uống hòa quyện hương vị, màu sắc đẹp mắt. Hãy cùng Dạy Pha Chế Á Âu tìm hiểu sâu hơn về kỹ thuật shaking nhé!

shaking là kỹ thuật cơ bản

Shaking là kỹ thuật cơ bản trong pha chế thức uống

Kỹ thuật Shaking là gì?

“Shaking” trong tiếng Anh có nghĩa là “lắc”. Trong pha chế, đây là kỹ thuật hòa trộn các nguyên liệu pha chế với nhau đồng thời làm lạnh đồ uống và giảm nồng độ cồn trong rượu. Shaker (bình lắc) chính là dụng cụ trợ giúp bạn thực hiện kỹ thuật này. Khi lắc đồ uống sẽ làm cho các nguyên liệu quyện vào nhau và được kích mùi vị làm cho đồ uống trở nên đậm đà, hấp dẫn hơn. Kỹ thuật Shaking đòi hỏi người thực hiện phải có sức khỏe tốt, đôi tay dẻo dai và sự kiên trì để luyện tập các thao tác lắc chuẩn, chắc và đẹp mắt.

Các loại Shaker thông dụng

Shaker có 2 loại chính, gồm: Boston Shaker và Cobbler Shaker.

  • Boston Shaker có 2 bộ phận gồm một cái ly kim loại cỡ lớn và một ly thủy tinh (ly kim loại) cỡ nhỏ hơn dùng để làm nắp đậy khi lắc. Khi sử dụng, bạn sẽ cho nguyên liệu pha chế vào bình, gắn 2 bộ phận lại với nhau và thực hiện thao tác lắc. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng từng bộ phận riêng của Boston Shaker để dầm đá hoặc khuấy đồ uống. Khi sử dụng Boston Shaker, người ta thường sử dụng thêm Strainer (dụng cụ lọc) để ngăn đá khi rót đồ uống ra ly.
  • Cobbler Shaker có 3 bộ phận làm từ kim loại gồm thân bình, bộ phận lọc và nắp đậy. Dụng cụ này xuất hiện tại Mỹ vào năm 1872, thường dùng để pha các món cocktail có dung tích nhỏ. Bộ phận lọc thiết kế đi kèm giúp người pha chế dễ dàng lọc đồ uống ra ly.

hình ảnh boston shaker

Hình ảnh Boston Shaker (Ảnh: Internet)

hình ảnh cobbler shaker

Hình ảnh Cobbler Shaker (Ảnh: Internet)

Tác dụng của kỹ thuật Shaking

Kỹ thuật Shaking giúp món đồ uống trở nên hoàn hảo hơn. Bởi vì trong quá trình lắc, các nguyên liệu pha chế hòa quyện với nhau làm đồ uống ngon và tròn vị hơn. Với một số công thức đồ uống sử dụng thành phần nguyên liệu là nước trái cây, syrup hay sữa, kỹ thuật Shaking sẽ giúp đồ uống lên màu đều, đẹp mắt và không bị tách lớp. Nếu bạn pha chế đồ uống sử dụng nguyên liệu lòng trắng trứng, thao tác lắc sẽ giúp bạn làm chín lòng trắng, thức uống không bị tanh đồng thời, tạo một lớp bọt trắng mịn đẹp mắt.

shaking giúp các nguyên liệu hòa quyện

Kỹ thuật Shaking giúp các nguyên liệu hòa quyện, hương vị đậm đà hơn

Đặc biệt, kỹ thuật Shaking cũng là một trong những yếu tố giúp định hình phong cách ấn tượng cho người pha chế. Khi thành thạo kỹ thuật pha chế này, bạn có thể thực hiện các màn biểu diễn tung hứng, quay lắc Shaker để thu hút sự chú ý với khách hàng.

Hướng dẫn rèn luyện kỹ thuật Shaking chuyên nghiệp

Trước khi pha chế đồ uống bằng kỹ thuật Shaking, bạn cần đảm bảo Shaker được vệ sinh sạch sẽ. Tiếp theo, bạn cho nguyên liệu pha chế vào bình Shaker. Bạn lưu ý lượng đá cho vào bình. Nếu bạn cho vào Shaker quá ít đá thì khi lắc, đá tan nhanh, làm thức uống bị loãng, ảnh hưởng đến hương vị. Nếu bạn cho đá vào Shaker quá nhiều sẽ dẫn đến thiếu không gian để lắc. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên cho đá đầy 2/3 Shaker nhé!

Bạn đậy kín nắp bình, cầm bình lắc bằng hai tay. Trong đó, tay thuận giữ phần trên, trái không thuận giữ phần dưới của Shaker, sử dụng lực cổ tay chuyển động Shaker theo một hướng nhất định khi lắc. Tốc độ lắc cần nhanh để hạn chế đá bị tan. Thời gian lắc thường kéo dài từ 10 – 12 giây, khi tay bạn cảm nhận được độ lạnh, bên ngoài bình lắc xuất hiện một lớp tuyết mỏng thì dừng lại.

vị trí cầm shaker

Bạn cần chú ý vị trí cầm Shaker và tư thế thức hiện thao tác chuẩn, đẹp mắt

Mở bình lắc cũng yêu cầu thao tác chuẩn, bạn cần dùng lực cổ tay đánh vào điểm hở giữa 2 bộ phận của Shaker. Khi nghe âm thanh “tách” giòn tan là bạn đã mở Shaker thành công.

Kỹ thuật Shaking không khó nhưng để thành thạo và tự do thực hiện các thao tác với Shaker điêu luyện là không dễ. Vì vậy, bạn hãy dành nhiều thời gian và kiên trì luyện tập nhé!

Điểm: 4.82 (22 bình chọn)

Tác giả: Phung Phuoc Nhan

Phùng Phước Nhân đã từng đảm nhiệm vị trí Bar trưởng (head Bartender), quản lý Bar ở các nhà hàng – khách sạn tại TP. Hồ Chí Minh. Với kinh nghiệm thực tế của Phùng Phước Nhân sẽ mang đến các công thức pha chế đồ uống như cocktail, rượu,.... Hãy cùng theo dõi nhé.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn