Những Mô Hình Kinh Doanh Quán Nước Đang Thịnh Hành

Kinh doanh đồ uống và ẩm thực đang là lựa chọn khởi nghiệp của rất nhiều bạn trẻ hiện nay. Tuy nhiên, khi thị trường ngày càng trở nên bão hòa, người khởi nghiệp cần phải học kinh doanh nhà hàng ăn uốngquán cafe để có định hướng và ý tưởng độc đáo nhằm xây dựng thương hiệu hiệu quả, mau lại vốn và kinh doanh lâu dài.

Bài viết sau Dạy Pha Chế Á Âu sẽ đưa bạn rong ruổi khắp các nẻo đường để điểm qua danh mục những mô hình quán nước đang thịnh hành.

ý tưởng khởi nghiệp của nhiều người

Kinh doanh quán cà phê là ý tưởng khởi nghiệp của nhiều người. Ảnh: Internet

Ý Tưởng Kinh Doanh Trong Thị Trường Đồ Uống Không Cồn

Trà sữa – loại thức uống không bao giờ lỗi thời

Không còn xa lạ với giới trẻ khi tuổi đời của ly trà sữa đầu tiên được tung ra thị trường đã ngót 25 năm. Dọc đường Nguyễn Tri Phương (quận 10) đến thời điểm hiện tại có đến hơn 20 quán trà sữa với đủ các thương hiệu lớn nhỏ, đa dạng nguồn gốc như trà sữa Đài Loan, trà sữa Thái, trà sữa Nhật Bản… Đây có thể nói là thiên đường của các bạn tuổi teen, ưa thích tụ tập bạn bè, cùng tán dóc trong lúc nhâm nhi đủ vị béo ngọt của những ly trà sữa.

Ngay cả giới nhân viên văn phòng cũng say mê loại thức uống đặc biệt này khi các thương hiệu trà sữa nổi tiếng và cao cấp hơn như Gongcha, Phúc Long, KOI Thé… được mở ra ngày càng nhiều với giá thành không phải là rẻ. Vấn đề cho người khởi nghiệp kinh doanh mô hình thức uống hấp dẫn này không chỉ là việc cạnh tranh khốc liệt với các thương hiệu tên tuổi, mà chính là việc tạo ra hương vị trà sữa độc đáo, khác biệt từ việc sử dụng nguồn nguyên liệu sạch, nguyên liệu nhập khẩu cộng thêm với công thức pha chế.

Một gợi ý hay là bạn nên tham gia một khóa học pha chế trà sữa để mở quán. Mạnh dạn đầu tư các yếu tố này, bạn có thể kinh doanh một quán trà sữa thành công, bởi đây có thể được xem là một trong những loại thức uống không bao giờ lỗi thời.

kinh doanh quán trà sữa không cần nhieu vốn

Kinh doanh quán trà sữa không cần quá nhiều vốn. Ảnh: Internet

Cà phê ngoại, cà phê đá xay – câu chuyện hội nhập văn hóa cà phê thế giới

Khó mà quên được hình ảnh dòng người đợi chờ 3 – 4 tiếng đồng hồ để mua được một ly “cà phê ngoại” khi cửa hàng Starbucks đầu tiên mở cửa tại Sài Gòn. Nếu trước đây, những người có thể phân biệt được sự khác nhau giữa vị đắng của Espresso, Cappuccino, Mocha hay Macchiato là không nhiều, đa phần là giới doanh nhân, những người sành cà phê ngoại, thì bây giờ, những hương vị cà phê quốc tế này đã không còn xa lạ với ngay cả những bạn học sinh, sinh viên. Đương nhiên, các loại cà phê đá xay có thêm kem và sữa ngọt như Latte Ice Blended, Cookie Cream… vẫn sẽ là lựa chọn thích hợp hơn cho những người trẻ.

Nắm bắt được nhu cầu này, hầu hết các quán cà phê hiện đại, quy mô vừa và lớn tại TP.HCM đều đầu tư các loại máy pha cà phê, bột cà phê nhập khẩu và đưa các món cà phê ngoại – cà phê đá xay vào trong menu của mình. Thậm chí tuyển dụng những nhân viên pha chế có kinh nghiệm, đã từng học pha chế Barista chuyên nghiệp.

Các món cà phê đá xay luôn hấp dẫn giới trẻ

Các món cà phê đá xay luôn hấp dẫn giới trẻ

Tuy nhiên, số vốn dành cho việc khởi nghiệp kinh doanh mô hình này không hề nhỏ. Dạo quanh khu trung tâm quận 1 và quận 3 của TP.HCM, bạn có thể tìm được những thương hiệu kinh doanh cà phê ngoại luôn luôn đông khách như Starbucks, The Coffee Bean & Tea Leaf… Có một điều thú vị, hầu hết các quán cà phê ngoại này không thu hút nhiều khách quốc tế mà đa phần là giới doanh nhân Việt. Vậy những người nước ngoài đến Việt Nam họ thích uống gì?

Cà phê việt nam – từ đen đá, đen nâu đến Vietnamese coffee

Đến khu phố Tây – Bùi Viện, bạn có thể trả lời cho câu hỏi trên. Thậm chí, một vài người bạn nước ngoài rất thích thú khi thưởng thức loại cà phê phin bình dân bán ngay trên vỉa hè. Đối với người dân lao động Sài Gòn, cà phê Việt vẫn luôn là loại thức uống đi cùng năm tháng và trở thành thói quen của rất nhiều người. Dù bận rộn thế nào, một ly cà phê đen đá hay cà phê sữa vẫn không thể thiếu để khởi đầu một ngày mới.

Nhưng cà phê Việt có mãi bình dân như vậy? Những chuỗi cà phê rang xay tại chỗ Milano, hệ thống cà phê Trung Nguyên… vẫn đang trụ vững trong thị trường kinh doanh quán thức uống chuyên về cà phê. Việt Nam được xem là “gã khổng lồ” về sản xuất hạt cà phê trên thế giới.

Do đó, chỉ riêng về mặt nguồn nguyên liệu đã tạo nên rất nhiều thuận lợi cho người khởi nghiệp kinh doanh quán cà phê Việt. Mô hình này được cho là một lựa chọn khá an toàn, không nhiều rủi ro và nhanh chóng hoàn vốn. Những quán cà phê Việt dù ở quy mô nhỏ nhưng độc đáo về hình thức kinh doanh như cà phê Cộng, cà phê Hào, cà phê Vy… dù ra đời rất lâu vẫn giữ được cho mình một lượng khách ổn định.

Bạn có thể tham khảo cách xây dựng những quán cà phê Việt mang hơi hướng hoài cổ cho đến phong cách sang trọng hiện đại từ rất nhiều các quán cà phê khác nhau trên tuyến đường Tú Xương (quận 3).

Cà phê việt nam từ đen đá đen nâu

Cà phê sữa đá được cả người dân Việt Nam và du khách quốc tế ưa chuộng. Ảnh: Internet

Mua một chỗ ngồi tại các quán cà phê theo chủ đề độc đáo

Những quán cà phê này thường không tạo điểm nhấn ở chất lượng thức uống, mà chú trọng tạo nên không gian độc đáo, riêng biệt cho từng nhóm nhỏ những đối tượng khách hàng rất khác nhau. Chủ quán cà phê có thể tự mình học pha chế cà phê để mở quán, tiết kiệm chi phí để đầu tư vào các yếu tố kiến trúc, xây dựng không gian.

Khởi điểm cho loại hình này có lẽ là các quán cà phê sân vườn, với thiết kế không gian xanh thoáng đạt, cực kỳ phù hợp cho mọi người đến thư giãn, sống chậm lại đôi chút để giải tỏa những căng thẳng của cuộc sống hiện đại. Thành công của những chuỗi cà phê mở như Du Miên, Miền Đồng Thảo… đã khẳng định yếu tố quyết định của sự sáng tạo trong kinh doanh các loại hình cà phê mở.

Khởi nghiệp với các ý tưởng độc đáo sẽ cho bạn nhiều khả năng tiệm cận với thành công hơn. Điển hình hiện nay là các mô hình quán nước kinh doanh theo nhiều chủ đề thú vị như cà phê sách, cà phê thú cưng, cà phê phim… hoặc các quán tạo nên tên tuổi bởi kiến trúc độc lạ, có một không hai luôn tạo được sự tò mò, và thu hút cho khách hàng.

Có lẽ do tập quán sinh hoạt, người Việt nói chung và người Sài Gòn nói riêng đều đến các quán nước theo chủ đề không chỉ để thưởng thức các loại thức uống, không chỉ trả tiền cho một ly cà phê mà thực tế là mua một chỗ ngồi, mua một không gian cho riêng cho bản thân, gia đình và bạn bè tụ họp.

Do đó, khi thử sức khởi nghiệp với loại hình quán cà phê đặc biệt này, bạn nên bắt đúng nhu cầu của nhóm đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến, luôn đổi mới và sáng tạo trong từng chi tiết nhỏ nhất cho phù hợp với xu hướng hiện tại, bạn sẽ gặt hái được những thành quả trong kinh doanh.

Mô hình quán cà phê với kiến trúc độc đáo

Mô hình quán cà phê với kiến trúc độc đáo, không gian xanh rất thu hút khách hàng. Ảnh: Internet

Tìm Hiểu Mô Hình Kinh Doanh Đồ Uống Có Cồn

Mô hình Bar, Pub, Club và sàn Disco hiện đang rất phát triển, mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho các chủ đầu tư. Tuy nhiên, Bar, Pub, Club và Discotheque tại Việt Nam hiện nay chưa có sự phân biệt rõ ràng, hầu hết các mô hình được tổ chức và xây dựng theo kiểu “một màu”, giống nhau, không tạo được nét đặc trưng riêng. Những chia sẻ dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn rõ nét hơn thông qua các loại mô hình Bar, Pub, Club và Discotheque chuẩn quốc tế.

Pub – không gian giao lưu văn hóa

Pub hiện nay chính thức được biết đến như những quán rượu nhỏ với thiết kế không gian ấm cúng nhưng không kém phần trẻ trung, sôi động. Đa phần thức uống kinh doanh trong Pub là đồ uống có cồn như cocktail, các loại rượu và thức uống được pha chế từ rượu.

Pub được hình thành rất sớm trong văn hóa của người Anh, Ireland, Canada, Australia và New Zealand. Pub trong văn hóa Anh không chỉ là nơi giải trí, gặp gỡ bạn bè mà còn là điểm giao lưu văn hóa. Thông thường, không gian của các quán Pub được mở rộng ra cả khu vực ngoài quán với những bộ bàn ghế nhỏ ngoài trời.

Pub không gian giao lưu văn hóa

 Pub thường là những quán rượu nhỏ với không gian ấm cúng. Ảnh: Internet

Club/bar – đa dạng loại hình

Bar và Club không khác biệt nhau quá về mô hình. Nhưng riêng Club lại được phân thành nhiều loại hình kinh doanh khác nhau theo chủ đề: Dance Club, Rock Club, Motorbike Club, Football Club… nhằm phục vụ cho từng nhóm đối tượng khách hàng riêng biệt, có cùng sở thích. Club tại nước ngoài có thể được hiểu theo nghĩa là “câu lạc bộ”, người tham gia đến đây để trò chuyện, trao đổi kinh nghiệm về một chủ đề mà họ cùng quan tâm.

Bar là mô hình kinh doanh cao cấp hơn Club với vốn đầu tư khá lớn. Thông thường cần khoảng hơn 600 triệu đồng cho việc mở một quán Bar mini và khoảng trên 3 tỷ cho quy mô Bar lớn và nổi tiếng. Thức uống trong Bar chủ yếu là cocktail, beer. Bar thường đầu tư sân khấu nhỏ phục vụ cho DJ chơi nhạc và quầy pha chế thiết kế chuyên nghiệp.

Hầu hết trong Bar bố trí rất ít ghế ngồi, khách hàng đến đây thường đứng để thưởng thức beer và lắc lư theo giai điệu sôi động. Bar và Club phục vụ đa dạng đối tượng khách hàng, chủ yếu là giới trẻ, tuy nhiên yêu cầu giới hạn độ tuổi vị thành niên.

Thời gian hoạt động của các Bar và Club tại nước ngoài tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật là không được mở cửa quá 12 giờ đêm.

Club bar đa dạng loại hình

Bar thường đầu tư quầy pha chế thiết kế chuyên nghiệp. Ảnh: Internet

Discotheque là gì? – đi từ cổ điển đến hiện đại

Discotheque (hay còn gọi là sàn nhảy) được phát triển lên từ các câu lạc bộ Jazz trong thế chiến thứ II khi Hitler chiếm đóng Paris. Đây là nơi người ta đến để thưởng thức nhạc, khiêu vũ và nhâm nhi thức uống.

Theo sự phát triển của xã hội hiện đại, từ những năm đầu thập niên 70, 80, Discotheque dần khoác lên mình màu sắc mới với mô hình gần giống như Bar ngày nay. Nhạc chơi trong discotheque dần trở nên sôi động hơn. Cho đến nay, mô hình này vẫn đang rất phát triển. Thường các sàn Disco có thiết kế không gian mở với phần sân khấu rộng để khách có thể hòa mình vào các điệu nhảy sôi động hoặc khiêu vũ với các bản nhạc trữ tình.

Thư giãn nhẹ nhàng trong không gian lounge sang trọng

Nội thất trong Lounge được thiết kế theo phong cách trang nhã, sang trọng với những bộ bàn ghế sofa dài và êm. Mô hình Lounge tại nước ngoài hầu hết dành cho tầng lớp quý tộc hoặc đối tượng khách hàng VIP là các doanh nhân, người nổi tiếng…

Họ đến Lounge để tìm một không gian nhẹ nhàng thư giãn, trò chuyện cùng bạn bè, thưởng thức rượu và âm nhạc hoặc tham gia các buổi họp kín, gặp gỡ đối tác. Lounge chủ yếu phục vụ các loại rượu cao cấp, có thương hiệu. Trong không gian Lounge, loại nhạc jazz hoặc nhạc cổ điển được chơi bằng piano vẫn được ưa chuộng hơn cả.

không gian lounge sang trọng

Lounge mang lại những trải nghiệm ẩm thực, giải trí tuyệt hảo trong không gian đẳng cấp. Ảnh: Internet

Tuân thủ quy định mở quán Bar theo pháp luật và mối quan hệ rộng chính là 2 yếu tố cần chú trọng khi quyết định đầu tư vào các mô hình Pub, Bar, Club, Lounge hay Discotheque. Để khởi nghiệp với các loại mô hình này, bạn cần số vốn ban đầu kha khá cho việc thuê mặt bằng, thiết kế nội thất, trang bị dàn âm thanh, ánh sáng chuẩn và cả chi phí thuê nhân viên pha chế, thậm chí là cả người Quản lý nếu chưa có kinh nghiệm trong công tác quản lý, điều hành.

Vì vậy một gợi ý hay là bạn nên tham gia một khóa học Bar trưởng, Bartender nâng cao và khóa Đào tạo Quản lý Bar trước khi quyết định đầu tư kinh doanh, như vậy sẽ giúp tiết kiệm một phần chi phí khá lớn.

Tiếp theo, mời bạn tham khảo bài viết kinh doanh quán cafe 24/24 tại website của chúng tôi ngay nhé.

Điểm: 4.8 (14 bình chọn)

Tác giả: Phung Phuoc Nhan

Phùng Phước Nhân đã từng đảm nhiệm vị trí Bar trưởng (head Bartender), quản lý Bar ở các nhà hàng – khách sạn tại TP. Hồ Chí Minh. Với kinh nghiệm thực tế của Phùng Phước Nhân sẽ mang đến các công thức pha chế đồ uống như cocktail, rượu,.... Hãy cùng theo dõi nhé.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn