Hướng Dẫn Cách Nấu Nếp Cẩm Sữa Chua Thơm Ngon

Nếu bạn đã từng nghe tới nếp cẩm thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua cách làm sữa chua nếp cẩm sau đây. Gạo nếp cẩm vừa dẻo lại thơm bùi, hòa quyện với sữa chua mát lạnh, trái cây tươi tạo ra một mùi vị đặc trưng tuyệt vời. Các bạn hãy cùng Dạy Pha Chế Á Âu thực hiện món yogurt nếp cẩm trái cây nhé.

sữa chua nếp cẩm trái cây

Sữa chua nếp cẩm trái cây thơm ngon và bổ dưỡng (Ảnh: Internet)

Sữa chua và nếp cẩm hầu như là hai loại thực phẩm hoàn toàn xa lạ. Khi kết hợp cùng nhau kèm thêm vài loại trái cây tươi quen thuộc đã tạo thành một món ăn tráng miệng, không chỉ có hương vị ngon lạ, mà còn rất tốt cho sức khỏe.

Nguyên Liệu Làm Sữa Chua Nếp Cẩm

  • Gạo nếp cẩm: 200 gram
  • Nước lạnh: 600 ml
  • 1 nhúm muối
  • Đường hoặc đường phèn: 100 gram
  • Lá dứa (lá nếp): 2 lá
  • 2 hộp sữa chua có đường
  • 1 lít sữa tươi không đường
  • Sữa đặc: 300ml
  • Trái cây: Kiwi, dâu, dưa hấu
  • Đá viên
  • Dụng cụ cần dùng để làm sữa chua nếp cẩm trái cây: thau, rổ, nồi đun, bếp, vá khuấy, dao, thớt, ly thủy tinh

Cách Nấu Sữa Chua Nếp Cẩm Trái Cây Ngon Lạ

Thực Hiện Phần Nếp Cẩm

ngâm gạo nếp

Ngâm gạo nếp trong khoảng 2-3 giờ rồi cho vào nồi nấu nhỏ lửa.

Bước 1: Gạo nếp cẩm vo sạch. Ngâm gạo trong khoảng 2 – 3 giờ.

Bước 2: Cho gạo vào nồi đun nhỏ lửa. Khi sôi thì cho lá nếp vào đun cùng cho đến khi nếp sánh lại và chín. Chú ý trong khi đun nên khuấy đều để gạo dẻo.

nấu nếp cẩm lá nếp

Nấu nếp cẩm lá nếp để tạo mùi thơm và nếp sánh lại (Ảnh: Internet)

nếp cẩm sau khi nấu dẻo

 Nếp cẩm sau khi nấu dẻo mịn và sáng bóng (Ảnh: Internet)

Bước 3: Cho đường vào, đảo thêm khoảng 4 – 5 phút cho đến khi ngấm đều.

Làm Sữa Chua

  • Bước 1: Cho sữa đặc, sữa tươi vào nồi khuấy đều. Sau khi sữa đặc hòa tan hoàn toàn thì bạn cho thêm sữa chua vào. Bạn nên khuấy cho hỗn hợp mịn, tan đều trước khi nấu nhé.
  • Bước 2: Bạn cho hỗn hợp lên bếp đun nóng ở lửa liu riu. Hỗn hợp sữa ấm thì bạn tắt bếp và để nguội.
  • Bước 3: Rót sữa chua lần lượt vào hủ đựng thủy tinh, đậy nắp kín và cho vào thùng xốp ủ khoảng 7 – 8 giờ. Sau đó rót một ít nước ấm khoảng 70 độ C sâm sấp hủ đựng. Để sữa chua mịn màng và không tách nước, bạn nên khử trùng và lau khô dụng cụ. Ngoài ra, bạn thường xuyên châm nước ấm để sữa chua đảm bảo nhiệt độ ủ.

Hoàn Thiện Món Sữa Chua Nếp Cẩm

Bước 1: Trái cây rửa sạch, cắt miếng vừa ăn.

Bước 2: Múc nếp cẩm ra ly. Thêm trái cây, sữa chua và đá. Vậy là chúng ta đã có món sữa chua nếp cẩm trái cây vô cùng thơm ngon, bổ dưỡng.

món tráng miệng tốt cho sức khỏe

Sữa chua nếp cẩm là món tráng miệng tốt cho sức khỏe (Ảnh: Internet)

Lưu Ý Khi Làm Sữa Chua Nếp Cẩm Trái Cây

  • Nếp cẩm chọn loại tròn, to, không bị nát và vỏ trấu chưa bóc kỹ, như vậy sẽ không làm mất đi lớp chất bổ dưỡng bên ngoài vỏ trấu.
  • Trong khi nấu nếp cẩm, không nên đun quá lâu tránh tình trạng lại gạo.
  • Đối với sữa chua (yogurt), bạn thể mua sẵn ở bên ngoài nhưng để có món sữa chua nếp cẩm ngon nhất, bạn nên tự làm nhé.

Tác Dụng Của Sữa Chua Nếp Cẩm

Sữa chua nếp cầm giàu chất dinh dưỡng và vitamin nên có khả năng kiểm soát cân nặng, tốt cho hệ tiêu hóa nhờ chất xơ. Vì vậy bạn không cần lo lắng ăn sữa chua nếp cẩm có béo không nhé! Ngoài ra, chất lovastatine và ergosterol có trong sữa chua nếp cẩm có khả năng tái tạo mạch máu, khả năng phòng tránh những bệnh tim mạch.

Bên cạnh đó, thành phần trong sữa chua nếp cẩm là yếu tố giúp cho làn da chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa và ngăn ngừa những bệnh về mắt, thần kinh, mỡ máu, nuôi dưỡng cơ thể khỏe từ bên trong…

Vậy là các bạn đã hoàn thành cách nấu sữa chua nếp cẩm rồi. Đây là món thức uống ngon nhưng cách làm lạ khá đơn giản và nguyên liệu rất dễ tìm. Các bạn hãy trổ tài làm sữa chua nếp cẩm trái cây ngon tuyệt để đãi cả nhà và “người ấy” nhé. Chắc chắn mọi người sẽ mê mẩn cho mà xem. Chúc bạn thành công và ngon miệng với cách làm sữa chua nếp cẩm trái cây! Tiếp theo, mời bạn tham khảo cách làm sữa chua bằng sữa mẹsữa chua không cần ủ để tự tay làm thêm nhiều món ngon cho gia đình bạn nhé!

Điểm: 4.7 (16 bình chọn)

Tác giả: Nguyễn Minh

Minh Minh là chuyên viên R&D có dày dặn kinh nghiệm trong nghề pha chế, đặc biệt là Barista. Minh Minh sẽ chia sẻ đến các bạn những kiến thức về coffee espresso, cafe rang xay, latte art. Cùng theo dõi những bài viết thú vị và bổ ích của Minh Minh tại website Dạy Pha Chế Á Âu nhé.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn